Giới trẻ "cộc lốc” ở nhà, “hồn nhiên” ngoài đường

Thực trạng thanh thiếu niên nói năng cộc lốc, bất lịch sự đã không còn hiếm gặp tại nhiều nơi từ nông thôn cho tới các thành phố lớn.

Giao tiếp bằng ngônngữ không chỉ là cách truyền đạt thông tin giữa người với người mà còn là mộtphương diện để thể hiện văn hóa, đạo đức. Tuy nhiên ngày nay, cách giao tiếp nàyđang bị nhiều bạn trẻ coi thường xem nhẹ.

Thực trạngthanh thiếu niên nói năng cộc lốc, bất lịch sự đã không còn hiếm gặp tại nhiềunơi từ nông thôn cho tới các thành phố lớn.

Từnhà…

“Con bénhà tôi cứ về là chạy thẳng lên phòng, đóng kín cửa, chẳng chào hỏi gì bố mẹ cả,nói bao nhiêu lần rồi không sửa,” đó là lời chia sẻ của bác Lê Thị Hoa (CầuGiấy) về cô con gái đang học cấp 3 của mình. Đây cũng là chuyện không hiếm xảyra trong nhiều gia đình hiện nay.

Giới trẻ "cộc lốc” ở nhà, “hồn nhiên” ngoài đường

Mải mê với “thế giới” riêng của mình, nhiều bạn trẻ dường như quên mất cách giao tiếp cơ bản nhất, cách thể hiện tình cảm qua lời nói đối với những người xung quanh

Có thể thấy,ngày càng nhiều người trẻ quên mất “đi hỏi về chào” - một trong những bài họcđạo đức đầu tiên được dạy khi đến trường. Thậm chí khi gặp khách là người lớntuổi họ cũng ít khi chào hỏi, có chăng chỉ “lí nhí” trong miệng một cách qua loarồi “mất hút” vào phòng riêng.

Không chỉ làchuyện chào hỏi, ngay cả một lời mời trong bữa cơm cũng dường như rất khó khănđối với một bộ phận giới trẻ. Nếu có thì đó chỉ là những câu nói cộc lốc, thiếungữ pháp, cấu trúc câu thì bị giản lược đến mức “tối đa.”

Giới trẻhiện nay có rất nhiều phương tiện để phục vụ giao tiếp, đặc biệt làInternet và điện thoại di động. Tuy nhiên, việc lạm dụng các phương tiệnhiện đại dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên mang cả "ngôn ngữ @” vào cuộc sống.

Bác VănHùng, 46 tuổi nói: “Con trai tôi đang học lớp 11. Nó suốt ngày ngồi chat,nhắn tin, chẳng biết giúp đỡ ai cả. Đã thế nói năng còn cộc lốc, nói chuyện vớibố mẹ mà mắt vẫn chằm chằm vào cái điện thoại.”

Mải mê với“thế giới” riêng của mình, nhiều bạn trẻ dường như quên mất cách giao tiếp cơbản nhất, cách thể hiện tình cảm qua lời nói đối với những người xung quanh.Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh phát hoảng khi con cái mình về nhà không kịpchào ông bà, bố mẹ đã bật ngay máy tính lên “chat” với một “bố,” “mẹ,” “ông xã,”“bà xã” nào đấy trên mạng.

Rađường…

Giới trẻ "cộc lốc” ở nhà, “hồn nhiên” ngoài đường

Dễ nhận thấy, kỹ năng giao tiếp của những người trẻ tuổi ở những nơi công cộng đang rất đáng báo động (nguồn internet)

Dễ nhậnthấy, kỹ năng giao tiếp của những người trẻ tuổi ở những nơi công cộng đang rấtđáng báo động. Họ nói chuyện với nhau vô tư, thậm chí còn thô lỗ như thể khôngcó ai xung quanh. Bước vào quán ăn, cửa hàng, rạp chiếu phim… không khó bắt gặphình ảnh nhiều nhóm bạn gái cười đùa, trêu ghẹo nhau ầm ĩ với những hành độngchẳng giống ai.

Bạn MinhPhương, sinh viên năm thứ hai nói: “Nhiều lần tôi chứng kiến những bạn gái ănmặc ‘thiếu vải,’ nói chuyện, văng tục ở ngay bến xe buýt. Mọi người xung quanhchỉ biết lắc đầu. Nói thật lúc đấy tôi thấy xấu hổ thay cho họ.”

Xã hội hiệnđại là cơ hội để các bạn trẻ tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều bạn trẻ chorằng phải nói năng mạnh bạo thì mới thể hiện được “phong cách phương Tây” màkhông biết rằng, giao tiếp thiếu lịch sự là điều không được bất kỳ xã hội nàochấp nhận.

Một bộ phậnkhông ít giới trẻ ngày nay có cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thiếu tôn trọngnhững người xung quanh. Không ít trường hợp, người lớn tuổi phải lắc đầu ngaongán trước một cô gái ăn mặc cầu kỳ nhưng lại thốt ra những ngôn từ không ai dámnghe hay “hồn nhiên” cười đùa, thậm chí là văng tục, chửi thề.

Bác Đỗ VănHưu (Thanh Xuân) kể: “Có lần ngồi uống nước tại một quán trà đá tôi bắt gặpmấy cậu thanh niên vừa hút thuốc lào, vừa chửi bới nhau, rồi lại phá lên cười.Tôi thật sự không thể hiểu được giới trẻ bây giờ!”

Giao tiếpnơi công cộng là kỹ năng sống quan trọng đối với mỗi người, là thước đo văn hóatrong mắt người khác. Việc cố gắng thể hiện cá tính bằng cách nói năng khônggiống ai chỉ làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt người khác.

Gần đây, báochí đã phản ánh rất nhiều về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thiếu văn hóa củagiới trẻ, nhiều khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử cũng đã được tổ chức tại cáctrường học. Tuy nhiên, “lỗ hổng” văn hóa trong giao tiếp của thanh thiếu niêndường như vẫn là vấn đề bức xúc của nhiều gia đình nói riêng và của xã hội nóichung.

Đặt vấn đềhỏi về "sự ăn nói" của học sinh hiện nay, Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn ThúyHồng-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận xét: "Giáo dục trẻ quan trọng nhất làở gia đình và từ khi còn nhỏ. Mọi uốn nắn đều cần thực hiện từ khi trẻ còn thơnhư các cụ ta đã răn "dạy con từ thưở còn thơ" vì thế mà cha mẹ phải luôn là tấmgương cho con. Ở những gia đình có bạo hành, bố mẹ ăn nói thiếu mẫu mực thì conthường bị ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, nhà trường cũng là nơi giáo dục quan trọngvà hiệu quả. Nếu mỗi nhà giáo bên cạnh việc truyền đạt kiến thức đều có quan tâmđầy đủ về uốn nắn lời nói, thái độ cho học sinh thì tình hình sẽ dần được cảithiện."

Theo cô giáoNgô Thị Khánh Hoa- Phó hiệu trưởng phụ trách Đức dục của một trường ở quận ĐốngĐa, Hà Nội: "Hầu hết mọi mâu thuẫn, mọi xô xát của học trò đều bắt nguồn từnhững lời nói. Việc giáo dục cho các trò biết "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"hơn bao giờ hết cần phải chú trọng."

Theo Vietnam+



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.