5 hành động ‘tố’ trí thông minh hạn hẹp của bạn

Ai cũng nghĩ là mình thông minh. Nhưng đôi khi hành động của chúng ta lại phản bội trí thông minh của mình theo cách mà chúng ta thực sự không ngờ tới.

Ai cũng nghĩ là mình thông minh. Nhưng đôi khi hành động của chúng ta lại phản bội trí thông minh của mình theo cách mà chúng ta thực sự không ngờ tới.

>>11 kỹ năng đơn giản gây thiện cảm bất ngờ khi giao tiếp

Từ cách bạn ăn mặc cho tới những gì bạn nói, những người xung quanh sẽ tận dụng mọi cơ hội để đánh giá bạn – có thể là tốt hơn hoặc tệ hơn.

Hãy xem xét những hành động này trong lần tiếp theo khi bạn giao tiếp với bất cứ ai ngoài vùng an toàn của mình.

trí thông minh, người thông minh, hành động thông minh

1. Ăn mặc luộm thuộm

Cách bạn thể hiện mình với thế giới cũng là cách mà người lạ sẽ đối xử với bạn. Nếu bạn mặc đẹp, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng. Còn nếu bạn khoác lên mình áo phông và quần thể thao, sẽ không ai cảm thấy cần phải dành thời gian cho bạn.

Nếu công sở yêu cầu mặc đồng phục, bạn nên thật chỉnh tề trước khi bước vào đó. Chỉ cần bạn bỏ cà-vạt ở nhà một hôm thôi cũng sẽ khiến đồng nghiệp tin rằng bạn không muốn thực hiện các quy định. Nếu bạn chọn ăn mặc lôi thôi thậm chí chỉ một chút, đừng ngạc nhiên khi đồng nghiệp hay lãnh đạo không hề để ý tới những gì bạn nói.

2. Nhìn vô định

Tất cả chúng ta đều từng có lúc nhìn chằm chằm vào đâu đó như thể đang nghe ai nói, nhưng thực ra lại chẳng để tâm đến ai cả.

Khi bạn không giữ kết nối bằng mắt với người nói và không thể hiện ngôn ngữ cơ thể cho thấy bạn đang lắng nghe, người nói sẽ nghĩ rằng bạn hoàn toàn mất phương hướng và không hiểu họ đang nói gì. Hoặc họ sẽ nghĩ rằng bạn đang quá tập trung để hiểu nội dung họ nói đến mức không thể đáp lại bằng một cái gật đầu đồng tình.

Dù là thế nào đi chăng nữa thì một cái nhìn chằm chằm vô định cũng khiến bạn trông có vẻ không ổn.

3. Nói quá nhiều

Những gì bạn nói thường không phải là vấn đề an ninh quốc gia, trừ khi bạn là nhân viên an ninh cấp cao. Nhưng những gì được bật ra từ miệng bạn hoàn toàn có thể khiến người khác nghĩ rằng bạn không phải là con dao sắc bén nhất trong ngăn kéo.

Có một nguyên tắc hay, đó là đừng bao giờ nói nhiều hơn những gì cần phải nói.

Khi bạn nói một cách ngắn gọn, bạn cho thấy mình có thể tập hợp các suy nghĩ và giải thích chúng một cách dễ hiểu nhất. Bạn cho thấy điều gì là quan trọng và cần phải nói, điều gì có thể suy ra từ đó mà không cần phải giải thích.

Bạn hoàn toàn tự kiểm soát được những gì phát ra từ miệng mình. Vì thế, hãy lựa chọn khôn ngoan.

4. Nói quá ít

Ngược lại, quá trầm lặng cũng có thể khiến mọi người đánh giá bạn.

Với những người “im thin thít” trong cuộc trò chuyện, bạn có thể bị đánh giá là thô lỗ hoặc chẳng có gì quan trọng để nói. Mặc dù, chúng ta đều biết rằng sự trầm lặng, nhút nhát hay hướng nội đều không phải là dấu hiệu của một trí thông minh thấp kém, nhưng một số người khác có thể sẽ không hiểu như vậy.

Vì thế, đôi khi bạn cần phải lên tiếng. Hãy nhớ rằng: bạn không phải nói quá nhiều, bạn chỉ cần nói đủ để đối tác biết rằng bạn đang lắng nghe và cũng có những quan điểm thông minh về vấn đề đó.

5. Đánh giá người khác

Tôi nhận ra rằng toàn bộ bài viết này dựa trên thực tế là mọi người sẽ đánh giá (có thể là đánh giá sai) bạn chỉ dựa vào một vài hành động hơn là nhìn vào toàn bộ con người bạn.

Nhưng đừng vì người khác đánh giá bạn qua một lần gặp gỡ mà bạn cũng nên làm như thế. Sự thật là, tốt hơn hết là đừng bao giờ đánh giá bất cứ ai về bất cứ điều gì. Không ai trong chúng ta biết cuộc sống của người khác như thế nào. Khi bạn đánh giá ai đó, nghĩa là bạn cũng đang cho phép họ làm như vậy với mình. Bạn đánh giá họ bằng những tiêu chuẩn của riêng mình, như thể bạn có quyền can thiệp vào cuộc sống của họ.

Khi bạn đánh giá người khác, nghĩa là bạn đang cho thấy rằng bạn chỉ có thể nhìn thế giới qua con mắt của riêng mình, mà không bao giờ nghĩ đến chuyện, với 7 tỷ người trên thế giới, có 7 tỷ cách sống khác nhau.

Theo Vietnamnet

trí thông minh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.