- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách cha mẹ Việt bao bọc con gây tai hại?
Một mâu thuẫn lớn ở bậc phụ huynh là luôn muốn con cái trưởng thành, họ không tiếc tiền cho con đến các lớp học “tự lập” sớm, học các lớp kỹ năng sống.
“Làm gì mà lóng ngóng thế, tránh ra mẹ làm cho!" "Làm thế trông bánh xấu lắm, để bố làm hộ cho!”. Đấy là những câu nói trùng lặp nhiều nhất của không ít bậc phụ huynh trong buổi trải nghiệm tự gói bánh chưng mà chúng tôi đã tổ chức cho mẹ và các con mới đây.
Chúng tôi đã mong muốn các con tự tay gói còn mẹ ở bên cạnh hướng dẫn, thế nhưng, đa số phụ huynh chỉ để con chạm tay được vào một lúc là giành lại để gói hầu hết thời gian khi họ thấy con lóng ngóng, vụng về vãi cả gạo và thịt ra ngoài, cắt và xếp la méo mó không đẹp.
Lẽ ra các con tham gia có nhiều cơ hội thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo nhiều hơn. Còn khi ở nhà, cũng không ít cha mẹ khi thấy con lóng ngóng gặp khó khăn thì họ nghĩ rằng con mỏng manh, yếu đuối, cần được yêu chiều, bảo bọc thì cũng thường xuyên làm thay cho con, làm hộ con cho nhanh, cho đúng và cho đẹp.
Hành động giết chết các tố chất của con?
Lúc còn là học sinh lớp một, Thúy vẫn nhớ những buổi tối cùng trang sách tập viết chữ theo đường nét, làm em lóng ngóng vất vả toát cả mồ hôi. Cha nhìn Thúy vất vả mà chữ không đẹp nên thường viết giúp để mai đến lớp được điểm cao. Còn Tùng, mỗi khi đi ra ngoài và có người khác hỏi thăm: “cháu tên gì, cháu mấy tuổi?” là mẹ cậu trả lời hộ: “Cháu tên là Sơn Tùng, cháu 3 tuổi bác ạ”.
Hình ảnh có tính chất minh họa |
Còn những lúc bé Gia Huy chơi với chúng bạn, cha mẹ cậu cũng thường xuyên can thiệt để giành phần hơn cho con, hay lúc vấp ngã thì người bà cũng luôn nhào đến nâng cháu dậy và đánh chừa mặt đất đã làm đau cháu bà.
Tất cả những hành động đấy đều đi ra từ tình yêu thương của cha mẹ dành cho người con trai, con gái của mình và chính họ cảm thấy khi làm việc gì đó hộ con thì đó là cách để thể hiện tình yêu của mình với con. Họ luôn tưởng rằng như thế là thương yêu con, việc này là giúp được con, tốt cho con nhưng sự thật có đúng là như vậy hay không?
Quan điểm của chúng tôi cho rằng, sự quan tâm khi mà thiếu đi sự hiểu biết thì sẽ tạo ra những nguy hại tiêu cực vô cùng! Để rồi tình yêu vô ý gây nên tội.
Sự can thiệp, làm thay, làm hộ và áp đặt của cha mẹ làm các con mất đi sự tự do, tự tin và xa hơn nữa là sự tự do của ước mơ và sáng tạo cũng bị “giam lỏng”. Cha mẹ cứ làm hộ con và nghĩ mình đang giúp con, nhưng thực ra lại đang vô ý đã lấy mất của con cơ hội phát triển và học hỏi các kỹ năng cuộc sống, tước đi quyền tự do cần có của trẻ và sự hài lòng khi được trải nghiệm. Hành động này đã giết chết các tố chất tốt cần rèn luyện của con và sinh ra một loạt các thói quen xấu.
Khi Thúy được cha viết chữ hộ kèm theo lời dặn dò không được nói bố viết hay làm bài tập hộ, thì khi đến lớp cô giáo hỏi ai viết, thế là Thúy nói “em viết” và lúc đó cô học thêm cả tính nói dối. Sơn Tùng thì mỗi lần có ai hỏi thì biết mẹ sẽ trả lời và chỉ cần nghe mẹ nói, đến giờ mẹ Tùng phát hiện ra con trai mình có vẻ ngại nói và lười nói, cô nhớ đến những lần đã hay trả lời hộ con mỗi khi có ai đó hỏi về con.
Còn Gia Huy đã bốn tuổi rồi mà mỗi lần ngã thì con nằm im khóc lóc, mắt nhòe đi dáo dác tìm người dỗ dành. Hôm trước, khi các bạn hàng xóm sang chơi, Huy cứ giành lại đồ chơi từ tay bạn, các bạn hét lên: “Bác bảo em Huy ý, em ấy cứ lấy đồ không cho cháu chơi!”, hoặc là nói với Huy: “Em ra chỗ khác đi...”.
Vài lần không giành lại được từ các anh thì Huy đi ra kéo tay mẹ vào, nếu có ba thì kéo ba vào và để ba mẹ bênh vực đòi lại hộ. Cha mẹ càng giúp con thì càng khiến con yếu ớt và kém khả năng thích nghi, hòa hợp với cuộc sống.
Khi xen vào làm giúp con, thì sự quan tâm đấy của cha mẹ đồng thời cũng đang mang đến cho tiềm thức của con một thông điệp rằng: “Con không có khả năng làm việc đó” “Con thật kém cỏi” - để rồi không ít gia đình đang vô tình biến trẻ thành những chú “gà công nghiệp”: không cần làm gì vẫn có ăn, có mặc, được chơi và chỉ cần lấy lý do con học thêm để không làm gì cả. Có phải làm gì đâu, tất cả đã có cha mẹ lo rồi mà, việc của con chỉ mỗi việc là học và làm theo lời bố mẹ. Để rồi quá nhiều đứa trẻ giỏi đâu không thấy, chỉ toàn gặp vấn nạn mất cân bằng phát triển khi thiếu hụt kỹ năng sống, không biết giải quyết vấn đề, quá thụ động, khi gặp những việc tương tự cũng chờ mẹ hoặc chờ người khác đến giúp.
Đã bao giờ cha mẹ cho con tự do?
Ngày xưa, tuổi thơ thế hệ tôi và các bạn có nhiều cơ hội để thoải mái tự trải nghiệm các trò chơi với không gian thoáng đãng, rộng lớn như: bắt cá, trèo cây, đánh khăng, đánh đáo, ô ăn quan, nặn đất làm pháo, làm lều cây...Nhưng giờ đây ở thế hệ con trẻ, những lợi thế cho sự phát triển tự nhiên đó không còn, môi trường của con bị bê tông hóa, bị điện tử hóa đang dần lấy đi cơ hội tự trải nghiệm của các con.
Chúng đang quá thiếu sân chơi hỗ trợ cho sự phát triển của con, thậm chí các con học hành nhiều quá, chơi thì chỉ biết đến thiết bị công “Cha mẹ cứ làm hộ con và nghĩ mình đang giúp con, nhưng thực ra lại đang vô ý đã lấy mất của con cơ hội phát triển và học hỏi các kỹ năng cuộc sống, tước đi quyền tự do cần có của trẻ và sự hài lòng khi được trải nghiệm.” nghệ thì con lại càng thiếu cơ hội tự trải nghiệm để phát triển toàn diện.
Khi cơ hội tự trải nghiệm đã hiếm hoi, thì nay chúng lại bị bức tử bởi chính cha mẹ của mình: Từ các trò chơi để trải nghiệm, khám phá các em còn không được tự do các hoạt động khác như ăn uống, học hành, các quyết định lớn hơn thì cha mẹ càng can thiệp thô bạo hơn. Đã bao giờ các bố mẹ nghĩ xem con trẻ của mình có thực sự được tự do? Thật sự là KHÔNG, con trẻ đang thiếu tự do một cách trầm trọng.
Các bậc phụ huynh luôn thường có rất nhiều lý do để xâm phạm vào sự tự do, quyền riêng tư của trẻ: Từ việc ăn, mặc, ở, đi học, giao lưu bạn bè, hay tất cả mọi việc của con trẻ. Sự can thiệt và làm hộ con không phải là công việc và trách nhiệm của cha mẹ. Trách nhiệm quan trọng nhất của quý vị là hướng dẫn trẻ tự làm, tự quyết, tự xử lý khi xảy ra sự cố và tự rút kinh nghiệm để tiến bộ. Con trẻ thật sự muốn gì?
Hôm qua đã có phụ huynh lo lắng khi trẻ sử dụng kéo để cắt lá dong gói bánh, họ đã lo lắng và nói rằng: “Lỡ con cắt vào tay thì sao?” Chúng tôi đã trả lời vị phụ huynh đó: “Cũng không sao cả, không may thì cũng chỉ chỉ xây xước thôi, không nghiêm trọng". Người lớn cũng thế, có ai chẳng một vài lần bị đứt tay, nhưng nhờ đó chúng ta học cách sử dụng dao kéo một cách khéo léo hơn. Đây chính là cách chúng ta học để biết thế nào là nóng để không sờ vào nước nóng, thế nào là đau để không nghịch dại, và quả đúng là chúng ta chỉ cắt phải tay một lần.
Cuộc đời con là của con....
Hãy để con sống và trưởng thành, việc quan trọng của cha mẹ là làm sao hiểu con nhiều hơn để tin tưởng con nhiều hơn.
Trẻ em ở độ tuổi từ 0 đến 12 có trí tuệ thẩm thấu, khả năng học hỏi rất cao từ những gì đang diễn ra xung quanh, chúng như một miếng bọt biển có thể thấm hút mọi thứ từ môi trường xung quanh của mình. Tự do trải nghiệm là nhu cầu rất lớn của trẻ 0 đến 12 tuổi để phát triển và những chơi là một hình thức học tập mà mỗi con trẻ được kết hợp tâm trí, cơ thể và tinh thần.
Theo quan sát về những câu trẻ ba tuổi thường nói bên cạnh các từ: “bố” “mẹ” “không” còn thêm những câu: “Con có thể tự làm được” “Để con tự làm”. Con trẻ muốn và cần được tự mình giải quyết nhiệm vụ của mình, các con không cần sự bao bọc quá mức đâu, tự do trải nghiệm là nhu cầu lớn nhất của con trẻ.
Không ít phụ huynh khi thấy con làm chậm và nóng ruột, thiếu kiên nhẫn đã tìm cách làm thay cho nhanh, nhưng họ đã không hiểu rằng, trẻ con tay chân ngắn hơn chúng ta, làm và bước chậm hơn chúng ta. Khi đang ở độ tuổi con quý vị hiện giờ, lúc đó quý vị muốn gì và tốc độ cơ thể, sự khéo léo và khả năng giải quyết vấn đề của quý vị đang như thế nào?
Khi là người thân của con, là mẹ, là cha hay là ông bà thì hãy tôn trọng sự phát triển và cho con kiên nhẫn với bàn tay lóng ngóng bé xíu đang lớn lên từng ngày qua những lần trải nghiệm chạm rãi. Nếu thật sự thương yêu con, thay vì làm hộ, thay vì bế để nhanh hơn, quý vị hãy kiên nhẫn chậm lại và cho con tự mình làm lấy. Lúc đầu làm việc gì, con cũng sẽ vụng về, lóng ngóng, nhưng dần dần con sẽ tự làm được, các con cần thời gian làm quen để hình thành kỹ năng và ra đời sống tốt. Đó mới là tình yêu thương thật sự mà con trẻ cần.
***
Điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái của mình là cho phép con có cơ hội tự làm việc của con, cho phép con được mạnh mẽ, cho phép con có cơ hội trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng của con. Có được như vậy là cha mẹ đã cho con cơ hội được là người tốt hơn, cơ hội để con tin tưởng hơn vào chính bản thân mình. Tin tưởng vào con cũng là tin tưởng vào chính mình, tin tưởng để con có nhiều cơ hội tự trải nghiệm là đôi cánh cha mẹ chắp cho con bay vào tương lai đó cha mẹ ạ. Còn nếu cứ mãi nhìn con với lăng kính: “Để chúng làm thì lâu quá!” “Sao con lóng ngóng thế!” “Để con tự làm thì nhìn xấu quá!” thì tình yêu ấy sẽ mãi vô ý gây nên điều hại cho thế hệ tương lai của chính con em mình.
Hãy đừng cho con những tình yêu mù quáng, mà hãy học cách làm bậc cha mẹ thông thái để từ đó trẻ được trải nghiệm và trưởng từ những trải nghiệm đó, được tự do lớn lên và yêu tự do từ điều con nhận được.
Chúng ta tạm kép lại với hai câu nói nổi tiếng: “Món quà lớn nhất mà bạn
có thể trao tặng cho con trẻ của mình là đôi cánh của sự tự lập". Và
“Không gì có thể khai mở bộ não của một đứa trẻ bằng việc chơi".
Theo VietNamNet