Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi

Trẻ em vốn nghịch ngợm và thích thể hiện bản thân với bố mẹ, thầy cô và bạn bè.

Trẻ em vốn nghịch ngợm và thích thể hiện bản thân với bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Nhưng điều này đôi khi khiến trẻ mắc lỗi và cần có phương pháp kỉ luật phù hợp giúp trẻ có định hướng và hành động đúng đắn.

>>
Cách đối phó loạt câu hỏi "hại não" của con trẻ: Bao cao su là gì, con sinh ra từ đâu...?

Tiến sĩ - Nhà tâm lý học Ross Greene, tác giả cuốn sách bán chạy nhất do tạp chí New York Times bình chọn có tên Raising Human Beings: Creating a collaborative partnership with your child (Tạm dịch: Nuôi dạy con người: Kiến tạo mối quan hệ hợp tác với con của bạn) đã nghiên cứu và nhấn mạnh một phương pháp kỉ luật trẻ hoàn toàn mới và gọi đó là phương pháp CPS (Collaborative and Proactive Solutions). Phương pháp này hướng đến các giải pháp tương tác và tiếp cận trẻ, giúp các bậc cha mẹ và thầy cô có thể xử lý và giải quyết những vấn đề đầy thử thách của trẻ mà không làm trẻ tổn thương.

Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi - Ảnh 1.

Tiến sĩ Greene cho rằng những phương pháp ép buộc, kỉ luật truyền thống như la hét, đánh đòn không hề có ích trong việc thay đổi hành vi không tốt của con cái. Ông nhấn mạnh "Nếu cha mẹ cho rằng mình có thể toàn quyền kiểm soát hành vi của con cái, thì tôi xin được nói thẳng là các bạn đang ảo tưởng rồi," đồng thời cho biết thêm "Nếu cha mẹ là người quan tâm và chủ động tương tác với các con thì điều đó sẽ có tác dụng và hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với việc cố gắng kiểm soát, ép buộc con".

Giải pháp CPS - kỉ luật trẻ bằng cách tương tác và tiếp cận trẻ có những nội dung đáng chú ý như sau:

Khi bắt gặp con có biểu hiện, hành vi mắc lỗi, cha mẹ và thầy cô hãy tìm hiểu xem vì sao con lại làm như vậy, nhưng lưu ý không phải bằng thái độ cáu giận, bực tức và tra khảo con. Ví dụ, nếu một cậu bé liên tục nói chuyện, quậy phá trong giờ học, giáo viên nên nói chuyện với cậu bé đó sau giờ học để đảm bảo lòng tự trọng và tránh việc làm bé xấu hổ khi bị phê bình trước mặt bạn bè trong lớp. Hoặc một cô bé không muốn và không chịu làm bài tập được giao thì cha mẹ và thầy cô nên kiên nhẫn để tìm hiểu xem lý do tại sao bé từ chối không làm, có thể bé đang gặp khó khăn hoặc không tự tin ở lĩnh vực nào đó.

Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi - Ảnh 2.

Trường Central School tại Mỹ đã đưa phương pháp CPS vào áp dụng từ năm học 2009-2010 và kết quả đáng ngạc nhiên khi chỉ sau 2 năm, từ 146 trường hợp bị phạt, hai học sinh bị đuổi học đã giảm còn 45 trường hợp và không còn học sinh nào bị đình chỉ học.

Nhà tâm lý học Rudolf Driekurs người Áo chỉ ra rằng: "Một đứa trẻ hư hỏng là một đứa trẻ đang cần giúp đỡ." Điều này có nghĩa khi trẻ cảm thấy cô đơn hoặc không có ý nghĩa trong mắt người khác, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô, trẻ sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng và dẫn đến những hành vi xấu. Mặc dù là hành vi sai trái nhưng đây chính là tín hiệu báo động trẻ đang rất cần sự giúp đỡ thay vì trách mắng và đánh đòn.

Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi - Ảnh 3.

Sự thấu hiểu và quan tâm kịp thời của cha mẹ sẽ giúp trẻ vượt qua mặc cảm, tự điều chỉnh hành vi của mình trở về đúng quỹ đạo.

CPS nhấn mạnh cha mẹ và con cái cùng nhau hướng tới các giải pháp trong một "mối quan hệ hợp tác" thay cho các phuơng pháp kỉ luật truyền thống.

Để cụ thể hóa phương pháp kỉ luật trẻ CPS của Tiến sĩ Greene, cha mẹ cần có thái độ và cách ứng xử khéo léo hơn:

1. Thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến con

Hàng ngày, cha mẹ hãy dành ít nhất vài phút để trò chuyện với con bằng cách đặt câu hỏi mở để khuyến khích con chia sẻ nhiều hơn: "Con đã chơi với bạn nào trong giờ nghỉ giải lao hôm nay?", "Con thấy các món ăn ở trường hôm nay thế nào?”… Lắng nghe con nhiều hơn chính là thể hiện sự quan tâm của cha mẹ với trẻ.

Nếu cha mẹ bận, hãy tôn trọng và thể hiện sự chân thành với con "Cha/mẹ rất muốn nói chuyện với con bây giờ nhưng cha/mẹ có một số việc cần giải quyết, chúng ta tiếp tục nói sau bữa tối nhé!”

Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi - Ảnh 4.

Hàng ngày, cha mẹ hãy dành ít nhất vài phút để trò chuyện với con bằng cách đặt câu hỏi mở để khuyến khích con chia sẻ nhiều hơn (Ảnh minh họa).

2. Hãy đối xử với trẻ như một công dân có trách nhiệm

Việc cha mẹ cư xử với trẻ như thế nào vô cùng quan trọng. Thay vì coi con chỉ là 1 đứa con nít, tại sao không coi con là 1 công dân tương lai với tinh thần trách nhiệm cao? Hãy tạo cơ hội cho con nhận ra con có khả năng như thế nào, hãy dạy bé làm việc nhà và đóng góp 1 phần công sức nhỏ bé trong gia đình. Nếu bé làm tốt và làm đúng, hãy dành cho bé sự khen ngợi và khích lệ kịp thời như “Cảm ơn con đã giúp mẹ dọn bàn ăn. Lần sau con tiếp tục làm cùng mẹ nhé!”

Đánh mắng sẽ làm tổn thương trẻ, đây mới là cách tốt nhất để xử lý khi con mắc lỗi - Ảnh 5.

Nếu bé làm tốt và làm đúng, hãy dành cho bé sự khen ngợi và khích lệ kịp thời (Ảnh minh họa).

3. Cho con cơ hội lựa chọn

Tôn trọng và cho con cơ hội được lựa chọn chính là giúp trẻ được tự do trong khuôn khổ và không làm trẻ thấy bị ép buộc làm điều mà trẻ không thích. Ví dụ “Con muốn làm bài tập về nhà trước hay sau giờ chơi?”, “Con muốn mua cặp sách màu gì”…

Với cách tiếp cận mới này, bằng cách áp dụng phương pháp kỉ luật CPS, tương tác và tiếp cận trẻ, cha mẹ có thể hoàn toàn hy vọng rằng các bé sẽ học được cách thể hiện cảm xúc và kiểm soát hành vi của mình tốt hơn và cha mẹ không cần phải làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ.

Nguồn: Bentology/Besteducation/Parent

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.