- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dạy trẻ cũng cần chiêu 'mềm nắn rắn buông'
“Mẹ có đau lắm không? Con bóp đầu cho mẹ đỡ đau nhé!”, ai cũng tỏ ra bất ngờ khi nghe Minh Anh, con gái chị Hoàng Thị Thanh mới 3 tuổi nói với mẹ. Thậm chí, Minh Anh còn biết chạy đi lấy thuốc, lấy sữa cho mẹ uống.
“Mẹ có đau lắm không? Con bóp đầu cho mẹ đỡ đau
nhé!”, ai cũng tỏ ra bất ngờ khi nghe Minh Anh, con gái chị Hoàng Thị
Thanh mới 3 tuổi nói với mẹ. Thậm chí, Minh Anh còn biết chạy đi lấy
thuốc, lấy sữa cho mẹ uống.
Nhiều người hỏi chị Thanh, bí quyết nào để con có thể quan tâm đến mẹ như thế?
Chị cười: “Từ khi bé sang tuổi thứ 2, tôi đã dạy con biết nhường nhịn và sẻ chia qua những hành động vô cùng đơn giản. Có cái kẹo ngon, tôi hỏi con có muốn chia cho ba mẹ không? Tất nhiên, lúc đầu con gái làm “thần giữ của”, cầm khư khư không cho ai nhưng khi nghe mẹ phân tích, con cho mẹ một nửa, mẹ ăn rồi sẽ khỏe hơn, sẽ yêu thương con nhiều hơn... Ba thì hứa cho con đi chơi... con bé đã “thảo” tính dần”. Tất nhiên, mọi lời hứa với con trẻ đều phải được thực hiện nghiêm túc, chứ không phải là “hứa lèo”.
Chị cười: “Từ khi bé sang tuổi thứ 2, tôi đã dạy con biết nhường nhịn và sẻ chia qua những hành động vô cùng đơn giản. Có cái kẹo ngon, tôi hỏi con có muốn chia cho ba mẹ không? Tất nhiên, lúc đầu con gái làm “thần giữ của”, cầm khư khư không cho ai nhưng khi nghe mẹ phân tích, con cho mẹ một nửa, mẹ ăn rồi sẽ khỏe hơn, sẽ yêu thương con nhiều hơn... Ba thì hứa cho con đi chơi... con bé đã “thảo” tính dần”. Tất nhiên, mọi lời hứa với con trẻ đều phải được thực hiện nghiêm túc, chứ không phải là “hứa lèo”.
Lời trách mắng thủ thỉ, nhẹ nhàng sẽ khiến trẻ 'dễ bảo' hơn. |
Mỗi lần cho con vào siêu thị, chị Thanh lại nhắc để con nhớ đến các
thành viên trong gia đình. Ông nội thích uống nụ vối, bà nội thích ăn
hạt điều, ba Thành thích ăn kem... Lâu dần, bé Minh Anh có thói quen
biết quan tâm đến nhu cầu của người khác. Mỗi lần đi mua đồ, bé đều lần
lượt nhớ đến sở thích của từng người.
Có lần bé dừng rất lâu ở gian bán kem và nói: “Con chọn kem dừa cho ba, ba Thành thích kem dừa mà!” khiến cho những người xung quanh đều ngỡ ngàng quay sang nhìn. Niềm vui nhỏ bé đó rất tự nhiên lan tỏa đến với mọi người, ai cũng khen chị khéo dạy con ngoan.
Có lần bé dừng rất lâu ở gian bán kem và nói: “Con chọn kem dừa cho ba, ba Thành thích kem dừa mà!” khiến cho những người xung quanh đều ngỡ ngàng quay sang nhìn. Niềm vui nhỏ bé đó rất tự nhiên lan tỏa đến với mọi người, ai cũng khen chị khéo dạy con ngoan.
Gia đình chị Phạm Hải Hà (Q.1, TPHCM) luôn cứng rắn và tỏ ra kiên
quyết với tính ích kỷ của con. Mỗi khi bé Hải Sơn ôm đồ, không cho bạn
mượn hay cướp giật đồ của trẻ khác, thay vì bênh con như cách mà khá
nhiều ông bố bà mẹ vẫn làm, chị Hà giảng giải để con hiểu làm thế là sai
và bạn bè sẽ không muốn chơi cùng những đứa trẻ xấu tính.
Đôi khi cu cậu cậy chỗ đông người khóc thét lên để phản đối hoặc ăn
vạ, chị nghiêm mặt nói: “Mẹ đếm đến 3, nếu con chưa nín, mẹ sẽ đánh 5
roi. Nếu nín ngay và khoanh tay xin lỗi thì mẹ sẽ tha lỗi và yêu con!”.
Tất nhiên không chỉ dọa, lần đầu tiên nói vậy, chị đã đánh con mấy roi
rất đau để con hiểu, mẹ không nói đùa và khi con hư, con sẽ bị phạt.
Những lần sau, chỉ cần thấy mẹ nghiêm mặt, Hải Sơn không còn dám giở
thói ăn vạ nữa. Chị Hà phân tích: “Cũng tùy từng trường hợp để có biện
pháp dạy con phù hợp bởi nếu lạm dụng kỷ luật quá, trẻ sẽ lì đòn và mang
tâm lý oán hận mẹ.
Để trẻ biết sẻ chia thì sự khích lệ luôn luôn mang lại những hiệu quả tích cực hơn mọi lời trách mắng hoặc đòn roi”.
Để trẻ biết sẻ chia thì sự khích lệ luôn luôn mang lại những hiệu quả tích cực hơn mọi lời trách mắng hoặc đòn roi”.
Tuy nhiên, đôi khi cũng cần nghiêm khắc để nắn trẻ tuân thủ quy định của cha mẹ. |
Đi đôi với “kỷ luật thép”, những lúc con ngoan ngoãn, làm được việc
tốt, cha mẹ phải lập tức dành cho con những lời khen ngợi, động viên.
Những lời khích lệ đúng lúc, đúng chỗ, ngoài việc giúp trẻ tự tin, lâu
dài còn trở thành một thói quen tốt của trẻ. “Tất nhiên, để có đứa con
ngoan, cha mẹ cũng phải là một tấm gương tốt để con học theo. Hàng xóm
nhà tôi, nhiều ông cứ ra rả dạy con phải thế này, phải thế kia, trong
khi bản thân ông ta thì rượu bia, lè nhè suốt ngày.
Làm sao đòi hỏi đứa trẻ phải ngoan ngoãn và biết vâng lời trong môi trường “ô nhiễm” như vậy? Lý thuyết suông mà không đi đôi với hành động thì khó mà thuyết phục được trẻ”, chị Hà bày tỏ.
Làm sao đòi hỏi đứa trẻ phải ngoan ngoãn và biết vâng lời trong môi trường “ô nhiễm” như vậy? Lý thuyết suông mà không đi đôi với hành động thì khó mà thuyết phục được trẻ”, chị Hà bày tỏ.
Theo Phụ nữ Việt Nam