- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hãy dừng ngay nếu bạn đang dùng thứ này để khuyến khích trẻ
Rất nhiều bố mẹ dùng tiền hoặc các món quà vật chất để làm phần thưởng khuyến khích con khi bé làm được một việc gì đó.
Rất nhiều bố mẹ dùng tiền hoặc các món quà vật chất để làm phần thưởng khuyến khích con khi bé làm được một việc gì đó.
>>Tại sao không nên thưởng khi con đạt điểm tốt?
Câu chuyện có thật dưới đây là ví dụ rõ ràng nhất cho sự phản tác dụng của việc dùng đồng tiền khuyến khích bé. Jana chơi cùng cậu con trai mê bóng đá của mình trong công viên và chẳng may quả bóng bị vướng trên một cành cây cao. Cậu bé khóc mãi không ngừng khiến Jana không biết phải làm sao. Cô tiến đến nơi một nhóm các cậu bé học sinh cấp hai và đưa ra một tờ đô la làm phần thưởng cho người nào có thể giúp cô lấy quả bóng. Các cậu bé nhìn nhau rồi phá lên cười, vì chúng cho rằng giá đó không thể coi là phần thưởng xứng đáng.
Jana không phải là trường hợp duy nhất. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 3 năm 2016 cho thấy 48% phụ huynh đang dùng tiền hoặc các phần thưởng khác để khuyến khích bé học tập. Họ cho rằng đó là cách hiệu quả nhất để khiến bé hiểu rằng nếu không bỏ công sức thì không thể đạt được gì. Tuy nhiên đó là một phương phát hết sức sai lầm.
Dùng tiền hoặc phần thưởng vật chất để khuyến khích bé có thể phản tác dụng nghiêm trọng.
Tiến sĩ Kinh tế học của trường đại học Havard Roland Fryer đã chứng minh điều đó bằng một cuộc khảo sát với trẻ em ở hơn 250 trường học trên toàn nước Mỹ. Kết quả ra sao? Những học sinh được cha mẹ khuyến học bằng phần thưởng vật chất không hề cải thiện được điểm số mà nhiều trường hợp còn sa sút hơn.
Fryer cho biết nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em giống như những con lừa. Nếu muốn chúng đi, ta dùng một củ cà rốt để dụ dỗ. Nếu muốn chúng đứng lại, ta dùng một cây gậy để đe dọa. Nhưng năm 1971, nhà tâm lý học Edward Deci đã phản biện lại quan điểm trên bằng cách chứng minh trẻ em thực sự yêu thích học hỏi.
Deci yêu cầu một nhóm sinh viên đại học ngồi trong một căn phòng với rất nhiều tạp chí và những câu đố. Căn phòng có dán poster và đèn màu, trông như phòng sinh hoạt chung bình thường ở ký túc xá. Họ được phân làm hai nhóm. Một nhóm được hứa trả 1 đô la nếu giải được câu đố, nhóm còn lại thì không được gì. Ngạc nhiên thay, nhóm sinh viên được trả tiền nhanh chóng bỏ cuộc, còn nhóm không được trả thì trụ lại lâu hơn.
Nhóm sinh viên không được trả tiền đã nhận ra sự thật rằng giải đố thực sự rất vui. Còn nhóm còn lại chỉ quan tâm đến tiền. Nếu không có tiền, việc giải đố hoàn toàn vô nghĩa. Nói cách khác, khuyến khích bằng vật chất khiến trẻ mất đi khả năng nhận biết giá trị thực sự của công việc. Phần thưởng làm giảm khả năng nhận thức, sáng tạo, thậm chí còn có thể dẫn đến sự suy đồi nhân cách.
Trong một cuộc khảo sát tương tự, một nhóm học sinh tiểu học được yêu cầu giúp đỡ những trẻ em ở bệnh viện. Một nhóm được thưởng đồ chơi, còn một nhóm làm vì lòng tốt. Sau đó, nhà trường yêu cầu những học sinh này làm từ thiện một lần nữa nhưng không có phần thưởng nào cho cả hai. Nhóm được phần thưởng trước đó ít người tham gia hơn hẳn nhóm còn lại.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa khuyến khích bằng vật chất là điều hoàn toàn sai trái. Khi bé làm một việc tốt, bé xứng đáng được thưởng. Nhưng đừng hứa hẹn từ trước mà hãy bí mật tặng cho bé một món quà nhỏ sau khi bé hoàn thành công việc của mình. Đôi khi một lời khen của bạn cũng đủ để bé hiểu rằng mình đang làm đúng và chủ động trong những lần sau.
Theo Trí Thức Trẻ