- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học cách giáo dục con trẻ từ phụ nữ phương Tây
Khác với cách dạy con của nhiều phụ nữ Việt Nam, phụ nữ ở một số nước như Mỹ, Pháp thường giáo dục tính tự lập cho con ngay khi còn rất nhỏ. Điều đó đã giúp các em không bị dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ.
Khác với cách dạy con của nhiều phụ nữ Việt Nam, phụ nữ ở một số nước như Mỹ, Pháp thường giáo dục tính tự lập cho con ngay khi còn rất nhỏ. Điều đó đã giúp các em không bị dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ.
Tự lập từ những bước đi đầu tiên
Dạy con tự đứng lên khi vấp ngã ngay từ khi con tập đi. Ảnh Internet
Khi đứa trẻ bắt đầu vịn tập đi, những người mẹ Mỹ thường dùng những miếng mút mềm bọc lại tất cả các góc cạnh sắc nhọn của ghế, bàn và để con tự do đi lại trong khoảng không gian đó. Những lúc đứa trẻ khóc vì ngã đau, người mẹ thường chỉ đứng từ xa dỗ dành, động viên và khuyến khích con đứng dậy, đi đến chỗ mẹ.
Theo như quan niệm của những người mẹ ở Mỹ thì: “Nếu như sự khích lệ, động viên của họ không làm nó tự đứng lên được thì lúc đó người mẹ mới đến giúp nó. Đó là một cách để rèn luyện thói quen tự lập cho trẻ”.
Khi con trẻ vấp ngã thì việc trước tiên việc cha mẹ cần làm chỉ là sự khích lệ, động viên, chia sẻ. Cha mẹ chỉ nên giúp đỡ nếu như con cái không tự giải quyết được. Và chúng ngỏ ý được giúp đỡ.
Bài học về sự tôn trọng
Khi một đứa trẻ ở Mỹ được hơn hai tuổi thì người mẹ bắt đầu dạy cho nó cách tự mặc áo quần và tự đi dép nếu ra ngoài. Nếu như đứa trẻ mặc áo trái và không cài được cúc thì ngay lúc đấy người mẹ sẽ không lại giúp mà để đứa trẻ tự làm. Khi đứa trẻ mặc không được, nó sẽ tự cởi ra xỏ ngược tay áo lại. Mặc xong được cái áo thì người mẹ vui mừng gọi con đến ôm vào lòng và khen con giỏi giang, có thể tự mặc áo được. Lúc đó đứa bé vui ra mặt với lời khen ngợi mà cậu vừa nhận được.
Cũng như trẻ con Việt Nam, nhiều trẻ con ở Mỹ rất thích đi giày trái chân, mặc dù người mẹ đã giải thích rằng, đi giày phải với chân phải thì sẽ dễ dàng trong việc đi lại. Tuy nhiên khi đứa trẻ thích đi giày trái chân, người mẹ cũng không ép con mình phải đi giày cho “đúng”.
Theo họ: Miễn sao con tự thấy thoải mái với chính mình là được. Việc mặc áo ngược hay đi giày trái chân không quan trọng. Đến một lúc nào đó con sẽ nhận ra và tự sửa nếu thấy không thoải mái.
Con trẻ cũng cần sự tôn trọng từ người lớn nếu sự việc chúng đã biết đến. Việc của bản thân chúng chúng sẽ tự quyết định là “đúng” hay “sai” với sự phù hợp, thoải mái với chính bản thân mình.
Dạy trẻ cách cư xử
Ở các nước phương Tây, bố mẹ thường tổ chức cho con của họ đi dã ngoại cùng gia đình vào cuối tuần tại công viên. Tại đấy, con của họ sẽ có cơ hội gặp gỡ và làm quen với các bạn cùng lứa tuổi. Thường thì việc trêu đùa, nghịch ngợm, thậm chí đánh nhau giữa những đứa trẻ là không tránh khỏi. Những lúc như thế, một trong số những người mẹ sẽ chạy lại để nhắc nhở con của mình nếu nó trêu chọc và làm bạn khóc, đồng thời dỗ dành những đứa trẻ vừa bị con mình trêu chọc. Tuyệt nhiên bố mẹ của những đứa trẻ khác không tham gia vào câu chuyện của con mình khi họ thấy người lớn đã có mặt ở đấy.
Dạy trẻ cách cư xử với các bạn. Ảnh Internet
Trong khi nhiều bà mẹ ở Việt Nam phải thức giấc giữa đêm khuya để dỗ dành con khi nó quấy khóc thì phụ nữ Pháp lại không vội vàng can thiệp mà để cho đứa trẻ “tự làm dịu” rồi nín mà ngủ tiệp. Đối với phụ nữ Pháp thì việc đề cao kỷ luật hoặc phạt tét vào mông hơn là nhẹ nhàng thuyết phục hay khuyến khích. Mặc dù vậy họ cũng không quá hà khắc và luôn đặt niềm tin vào năng lực của con.
Theo Infonet