- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Làm bạn với con trên đường trưởng thành
Luôn mong muốn lựa chọn những điều tốt nhất cho quá trình trưởng thành của con, song không phải lúc nào cha mẹ cũng đủ khả năng bắt kịp sự trưởng thành đó.
Luôn mong muốn lựa chọn những điều tốt nhất cho
quá trình trưởng thành của con, song không phải lúc nào cha mẹ cũng đủ
khả năng bắt kịp sự trưởng thành đó.
Học thật xa, làm thật gần
Trong những năm gần đây, việc 9X, 10X ra nước ngoài du học ngày
càng phổ biến. Các ông bố, bà mẹ cố gắng cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm
tiền trong nhiều năm trời, gửi con ra nước ngoài du học để được bằng
bạn, bằng bè và có cơ hội việc làm tốt hơn khi trở về.
Các bậc phụ huynh luôn mong muốn lựa chọn những điều tốt nhất cho quá trình trưởng thành của con. Ảnh minh họa |
Đó cũng là tâm lý của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mai (Đồng Nai) khi
cho phép con gái Chu Thanh Hằng sang Ireland học Thạc sĩ ngành Digital
Marketing (Tiếp thị số) theo đúng nguyện vọng của con gái. Sau hơn 2 năm
nơi xứ người, Hằng trở về và được nhận vào làm ở hãng truyền thông sáng
tạo quốc tế đặt trụ sở tại TPHCM với mức lương gần 20 triệu đồng thì vợ
chồng chị Mai lại ra sức phản đối.
“Cuộc sống ở Sài Gòn vô cùng đắt đỏ. 18 triệu đồng/tháng nghe tưởng
nhiều song chi phí ăn ở, đi lại cũng đã tốn hơn nửa, chưa tính đến các
buổi tiệc tùng, du lịch. Đến cuối cùng, khoản tiền con bé có thể tiết
kiệm được hằng tháng cũng chưa tới 5 triệu đồng. Chúng tôi muốn con về
Đồng Nai làm việc. Thành tích học tập của con như vậy, chắc chắn dễ kiếm
việc lương cao. Về gần nhà, lại có thể tiết kiệm được nhiều chi phí!”,
chị Mai chia sẻ.
Vợ chồng chị Mai cho rằng, Đồng Nai hiện tại có rất nhiều khu công
nghiệp, công ty nước ngoài, khả năng ngoại ngữ của Hằng là ưu thế giúp
con dễ dàng tìm được việc làm mới. Vợ chồng chị ra sức thuyết phục, thậm
chí bắt ép con về quê tìm việc để... “con được gần bố mẹ” mà không để ý
tới đam mê và định hướng nghề nghiệp của con.
Ngay từ đầu, vợ chồng chị Mai chỉ nghĩ đơn giản, cho con du học để
có thêm tấm bằng quốc tế, dễ kiếm việc làm. Vợ chồng chị không nghĩ tới
việc con ra nước ngoài có thể mở mang tầm mắt, khi trở về có thể làm
việc trong những môi trường nhiều triển vọng hơn.
Cùng con sải rộng cánh bay
“Chúng ta không thể muốn con trưởng thành và nói rằng con cần phải
ngừng quá trình trưởng thành của mình lại!”, chị Lê Ái Thụy Vân (Q.4,
TPHCM) đúc rút kinh nghiệm.
Ảnh minh họa |
Ngay từ khi cậu con trai Trần Thanh Minh còn nhỏ, chị Vân đã cố
gắng chạy xe mỗi ngày ít nhất 8 cây số để gửi con tới trường điểm của
phường, của quận, của thành phố để mong con có thêm lợi thế trên con
đường học tập. Hết lớp 11, Minh nhận được học bổng ra nước ngoài học phổ
thông và đại học.
“Vợ chồng tôi từ chỗ không biết smartphone (điện thoại thông minh)
là gì, bắt đầu phải học sử dụng Skype và Viber để thường xuyên nhắn tin
và trò chuyện với con. Chúng tôi cũng đón máy bay sang Singapore thăm
con, thậm chí còn cùng nhau ôn lại tiếng Anh để có thể tự đi du lịch
Singapore mà không cần con phải đi theo mọi lúc mọi nơi”.
Vợ chồng chị Vân hiểu rằng các bậc làm cha, làm mẹ cũng cần bắt kịp
sự trưởng thành của con. “Mình muốn con trưởng thành trong môi trường
phát triển như vậy thì chính mình cũng cần học cách trở thành một phần
của môi trường đó”.
Ngay cả khi cậu con trai thông báo có bạn gái là người nước ngoài, vợ chồng chị dù e ngại cũng đã không phản đối.
“Cho con ra nước ngoài du học, những điều này chúng tôi đều đã
lường trước. Gia đình, bạn bè tôi chưa có ai kết hôn, hẹn hò với người
nước ngoài. Nhưng tôi không cho rằng đó là lý do tôi cần phản đối con
trai mình hẹn hò với cô gái không mang quốc tịch Việt Nam. Muốn con
trưởng thành trong môi trường quốc tế nhưng lại bắt con gắn bó với các
tư duy lạc hậu, bảo thủ là chuyện không hợp lý!”, chị Vân chia sẻ.
Luôn có những giá trị và nguyên tắc của bản thân trong quá trình
nuôi dưỡng và dạy dỗ con. Song, các ông bố, bà mẹ cũng cần thay đổi để
thích nghi với sự phát triển và trưởng thành của con trong bối cảnh hiện
đại. Hãy dành cho con những điều kiện tốt nhất, trở thành người bạn
đồng hành của con trên chặng đường trưởng thành đó.
Theo Phụ nữ Việt Nam