- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thấy con văng tục thì đây là điều cha mẹ nên làm để con sửa đổi thay vì "khẩu nghiệp" với con
Thấy con văng tục chửi bậy, cha mẹ nào cũng rất bức xúc, thế nhưng không vì thế mà chúng ta cũng "khẩu nghiệp" lại với con.
Thấy con văng tục chửi bậy, cha mẹ nào cũng rất bức xúc, thế nhưng không vì thế mà chúng ta cũng "khẩu nghiệp" lại với con. Thay vào đó hãy tìm cách giải quyết khác hiệu quả và triệt để hơn.
Đôi khi cha mẹ rất mệt mỏi bực bội khi con văng tục mãi không thôi. Thật đáng lo ngại khi con chửi bậy, nói tục và sử dụng những lời lẽ hỗn láo khó nghe.
Vấn đề là... chúng ta có thể làm gì được? Ta có nên gào thét con? Ta có nên... chửi tục lại luôn?
Có lẽ là không… Hãy nhớ bạn là tấm gương cho con và bạn không muốn chính mình lại là người đang ăn nói thỗ lỗ sỗ sàng - lặp lại hành vi mà bạn đang cố gắng ngăn chặn.
Hay ta nên đe doạ sẽ phạt đánh con? Sẽ "rửa miệng con cho sạch bằng xà phòng"?
Nếu như thế hãy tư hỏi bản thân mình trước: "Mình có sẵn sàng thực thi khi con chửi tục?" và "Liệu cách này có hiệu quả không?"
Một trong những lí do trẻ chửi thề văng tục là để thể hiện sự chống đối người lớn, và để... cho giống người lớn. Nếu bạn đe doạ phạt con liệu sự chống đối có thuyên giảm? Có lẽ là không… Đe doạ và xử phạt đôi khi còn làm vấn đề thêm trầm trọng nhất là trong trường hợp con văng bậy để chống đối lại cha mẹ.
Nhiều lúc trẻ con chửi bậy là vì bắt chước người lớn (Ảnh minh họa).
Thế ta có nên nhẹ nhàng khuyên bảo con: "Con ơi, con đừng chửi tục nhé! nghe không hay đâu..". Liệu con có khá hơn khi bạn đã cực kỳ nhẹ nhàng lịch sự yêu cầu con nói năng đàng hoàng? Có lẽ cũng không ổn nốt…
Bạn sẽ chỉ thể hiện mình là "cha mẹ chuột nhắt", người luôn lo sợ làm phật lòng con, không dám đặt ra quy định luật lệ cho con và yếu thế hơn con.
Vậy chúng ta có thể làm gì được?
Trước khi có thể triệt để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải thấu hiểu một số điểm chính yếu sau đây:
Hiểu rằng sẽ chẳng có cách gì bắt con dừng lại việc chính cha mẹ lại là người đang làm. Con trẻ, đặc biệt ở tuổi dậy thì, có rất ít kiên nhẫn và chả để ý gì đến những gì bạn nói đâu, khi mà cha mẹ nói một đằng làm một nẻo. Nếu chính bạn đang văng tục chửi thề và chưa lên tinh thần bỏ thói quen này đi, thì đừng hi vọng gì việc con có thể bỏ.
Nếu bạn đã thấu hiểu, thông suốt và nhất trí được các điểm trên, chúng ta có thể đi tiếp cùng nhau đến giải pháp. Giải pháp 3 bước sau đây tuy đơn giản mà không dễ dàng đâu nhé!
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chú ý tới ngôn ngữ con sử dụng, một cách KHÔNG PHÁN XÉT, ví dụ như:
Nói sao để con vừa thể hiện được sự tức giận của mình mà không phải văng tục nhỉ?
Bước 2: Đưa ra quy định. Hãy sử dụng ngôn ngữ riêng của mình và sau đây là một số ví dụ mà những bậc cha mẹ khác đang áp dụng:
Bước 3: Yêu cầu con thể hiện cảm xúc suy nghĩ mà không cần phải văng tục chửi thề.
Để xử lý việc con chửi bậy không hề dễ dàng nên cha mẹ rất cần kiên nhẫn (Ảnh minh họa).
Ví dụ áp dụng:
Con: ĐM (Đ,#**&^%$) cái trò này chơi sướng quá!
Mẹ: Wow, nghe có vẻ như con khoái trò này nhỉ! Và trong nhà mình chúng ta không nói từ ĐM (Đ,#**&^%$). Có cách nào lịch sự hơn mà con vẫn thấy thích không?
Con: Ối, ý con là trò này tuyệt quá mẹ ạ!
Mẹ: Uhm, và con cũng rất tuyệt!
Đừng xét đoán, đánh giá, thuyết giảng đạo đức, làm con xấu hổ, quát nạt con.
1. Để ý những gì con nói.
2. Đưa ra (nhắc lại) quy định.
3. Giúp con động não cách bộc lộ bản thân sáng tạo hơn. Tại sao cách này hiệu quả và đã được áp dụng thành công bởi hàng ngàn bậc cha mẹ?
Vì bạn đang giúp não con tự xử lý và tìm cách thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khác đi, bạn đang từ từ hướng dẫn con vượt qua những thử thách trong việc bộc lộ bản thân mình, thay vì làm con còn cảm thấy tệ hại hơn về bản thân mình mà không biết phải làm sao.
Và hãy nhớ, lớn lên không phải là một việc dễ dàng, chính chúng ta cũng từng trải qua giai đoạn đầy bất bênh, hoang mang đó với nhiều cảm xúc dồn nén. Nên đôi khi nếu bạn nhận thấy con đang ở trong một tình trạng cảm xúc rất tồi tệ, hãy để con văng tục chửi bậy mà đừng phán xét hay chỉnh con, việc đó sẽ giúp con giải toả một phần áp lục cảm xúc đang dồn nén. Thay vào đó, hay thông cảm và mở lòng để con có thể chia sẻ (và tôn trọng nếu con muốn được riêng tư xử lý chuyện của mình), hãy thấu hiểu và cho con một khoảng không đầy yêu thương và không phán xét, để con có thể cảm nhận được dù cuộc sống có khó khăn tới mức nào, thì cha mẹ là nhà, là nơi con cảm thấy được chấp nhận, nơi con cảm thấy mình có giá trị, nơi con có hi vọng để bắt đầu lại, con có niềm tin để cố gắng lần sau.
Theo Helino