Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm

Cồn sát khuẩn là sản phẩm quen thuộc với nhiều người, thậm chí nó còn trở thành nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng sản phẩm này sao cho chính xác và an toàn chưa?

Nhiều người có thể chỉ biết công dụng của cồn (cồn 70 độ, cồn 90 độ) là để khử trùng, diệt khuẩn nhưng họ không biết rằng cồn cũng có thể gây hư hỏng cho nhiều sản phẩm. Việc sử dụng một cách tùy tiện không hiểu rõ đặc tính của cồn sát khuẩn cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại đấy nhé. Hôm nay, tôi sẽ chỉ ra những kiêng kỵ khi sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người.

Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm-1Sử dụng cồn sát khuẩn tùy tiện cũng có thể gây hư hỏng cho nhiều sản phẩm.

Trước hết, không được dùng cồn để sát trùng và lau bốn chỗ này

1. Nội thất da

Có thể khử trùng ghế da ô tô, ghế sofa da tại nhà bằng cồn hay không là điều băn khoăn trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng lời khuyên cho các bạn là không nên dùng các loại khăn có chứa cồn để lau đồ da vì cồn có thể làm mất nước của chất liệu da mềm, việc sử dụng nhiều lần có thể làm cho các sản phẩm da trông khô và nhợt nhạt hơn.

Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm-2

2. Đồ nội thất sơn mài

Cồn là dung môi có thể hòa tan nhiều thành phần hóa học, bao gồm cả những lớp sơn trên bề mặt gỗ. Vì thế, tốt nhất không nên dùng cồn để lau các đồ nội thất bằng gỗ sơn mài vì việc dùng khăn lau có chứa cồn để lau đồ gỗ sơn mài sẽ làm cho chúng nhanh bị bạc màu, mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm-3

3. Màn hình điện thoại

Hiện nay, hầu hết màn hình các sản phẩm điện tử trên thị trường đều là màn hình tinh thể lỏng, trên màn hình sẽ phủ một lớp màng hữu cơ đặc biệt nhưng lại dễ bị cồn hòa tan. Nếu lau màn hình bằng cồn thường xuyên, lớp phủ hữu cơ trên màn hình sẽ bị xóa sạch, dẫn đến màn hình bị mờ. Mặc dù dung dịch cồn đạt được mục đích khử trùng nhưng đồng thời nó cũng có thể hòa tan các chất hữu cơ là lớp phủ trên màn hình điện thoại và làm giảm độ sáng của màn hình, nên bạn hãy cân nhắc khi sử dụng.

Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm-4

4. Màng nhầy và vết thương

Theo các chuyên gia khuyến cáo, cồn là dung dịch sát khuẩn lý tưởng trên da lành, ví dụ như sát khuẩn vệ sinh tay, sát khuẩn vùng da trước khi tiêm. Tuy nhiên trên vết thương hở, bên cạnh tiêu diệt vi sinh vật, cồn cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành. Do đó cồn làm cho vết thương lâu lành hơn.

Hóa ra những thứ này không thể khử trùng bằng cồn, hãy xem bạn đã phạm phải bao nhiêu sai lầm-5

Ngoài ra, việc sử dụng cồn sát khuẩn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

1. Cồn không thể tiêu diệt virus, chất khử trùng trong cồn bị protein khử nước, làm cho quá trình đông tụ protein của vi khuẩn không hoạt động. Nhưng đối với virus, cồn khử trùng không thể làm biến mất hoàn toàn axit nucleic của chúng.

2. Không dùng cồn để khử trùng các vết thương hở, điều này sẽ gây kích ứng da.

3. Không thể dùng đường uống, vì etanol trong cồn khử trùng là một hợp chất hữu cơ.

4. Không đặt ở những nơi có nhiệt độ cao, chẳng hạn như ban công, nội thất xe hơi, nhà bếp và các môi trường nhiệt độ cao khác.

5. Không dùng cồn sát khuẩn trên da mặt vì nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến tình trạng bí tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm.

6. Không xịt lên quần áo và tóc, vì có thể gây ra sự tĩnh điện trên quần áo hoặc tóc, có thể dẫn đến hiện tượng tự bốc cháy chất khử trùng bằng cồn.

7. Không được mang cồn sát khuẩn lên máy bay hoặc tàu cao tốc vì nó là một sản phẩm dễ cháy và nổ.

Theo Công lý và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/hoa-ra-nhung-thu-nay-khong-the-khu-trung-bang-con-hay-xem-ban-da-pham-phai-bao-nhieu-sai-lam-119141.html

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.