Một loại củ đầy chợ Việt tốt cho người tiểu đường và cách để vài tháng không bị mọc mầm, tránh lãng phí

Hành tây nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị thối, hỏng. Những cách bảo quản hành tây đơn giản dưới đây sẽ giúp chúng ta lưu trữ loại thực phẩm này trong thời gian dài mà không lo bị thối, hỏng, tránh lãng phí.

Như chúng ta đã biết, hành tây thuộc họ hành, là một loại thực phẩm quen thuộc có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể con người.

Theo đó, nó giàu vitamin, khoáng chất và có lượng calo thấp. Bằng việc tiêu thụ hành tây, bạn có thể bổ sung cho cơ thể một lượng đáng kể khoáng chất, chất xơ và vitamin. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C, đồng thời cũng rất giàu vitamin B, gồm có folate và pyridoxine.

Bên cạnh đó, trong củ hành tây còn có sự hiện diện của một khoáng chất mà nhiều người đang thiếu là kali. Song song là hợp chất lưu huỳnh hữu cơ và cũng không thể bỏ qua hàm lượng quercetin chứa trong loại thực phẩm này.

Lợi ích từ hành tây rất nhiều như: Ngăn ngừa ung thư, hành tây giúp hỗ trợ làm giảm đi nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày hay ung thư đại trực tràng; Góp phần trị bệnh tiểu đường; Fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid cũng có trong loại thực phẩm này có khả năng làm ức chế sự phát triển của khối u; Hành tây tốt cho sức khỏe tim mạch; Giúp tăng cường sức khỏe xương; Giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Vì thế, biết bảo quản hành tây đúng cách giúp chúng ta lưu trữ loại thực phẩm này trong thời gian dài mà không lo bị thối, hỏng, tránh lãng phí.

Một loại củ đầy chợ Việt tốt cho người tiểu đường và cách để vài tháng không bị mọc mầm, tránh lãng phí-1
Hành tây nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị thối, hỏng.

Cất trữ hành tây trong tủ đông

Có một tin tốt là bạn có thể giữ hành tây trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 1°C – 4°C để kéo dài thời hạn sử dụng. Hành sống có thể giữ được đến 8 tháng trong tủ đông đấy. Còn hành tây nấu chín bỏ trong ngăn lạnh thì để được 12 tháng.

Theo đó, bạn có thể bóc hành tây, cắt lát hoặc băm nhỏ tùy thích. Tiếp theo, đặt chúng trong hộp kín, túi đông lạnh, giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy ra sử dụng là được.

Bảo quản hành tây trong hộp đựng thực phẩm

Để bảo quản hành tây trong thời gian dài và giữ cho chúng luôn tươi ngon, bạn có thể đặt hành tây vào hộp đựng thực phẩm và bảo quản ở nơi khô ráo, tối.

Cho hành tây vào hộp và đóng nắp kín, bảo quản hộp này ở nơi tối và mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao. Mỗi tuần, hãy kiểm tra hộp để loại bỏ những củ hành có dấu hiệu của sự thối rữa, mềm hoặc thay đổi màu sắc, tránh nguy cơ "lây lan" sang những củ hành tây còn lại. Nhiệt độ bảo quản hành tây lý tưởng từ 5 đến 15 độ C để giữ cho hành tây luôn tươi ngon và hợp vệ sinh.

Bảo quản hành tây trong túi vải

Cách bảo quản hành tây trong túi vải khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng những túi vải có dạng như ống quần và thực hiện các bước sau:

Bỏ một củ hành tây vào trong túi vải. Thắt nút hoặc buộc miệng túi để đảm bảo hành tây được kín đáo bên trong. Tiếp tục bỏ các củ hành tây khác vào trong túi, tiếp tục thắt nút hoặc buộc miệng túi cho đến khi túi đầy hoặc bạn đã sử dụng hết hành tây. Sau khi túi vải đã được đầy hành tây, bạn có thể treo nó trong gian bếp hoặc một nơi thoáng đãng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn tạo điều kiện bảo quản tốt cho hành tây, giữ cho chúng khô ráo và thoáng đãng, tránh được tình trạng ẩm ướt và giảm nguy cơ hư hỏng cho hành tây.

Một loại củ đầy chợ Việt tốt cho người tiểu đường và cách để vài tháng không bị mọc mầm, tránh lãng phí-2
Nếu dùng không hết, chúng ta nên trữ hành trong túi lưới, túi giấy, hoặc dùng tất da...

Bóc lớp vỏ thừa bên ngoài

Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay. Phần vỏ bong ra, là phần thừa, chúng ta nên bỏ phần thừa đã bong sau khi chà sát.

Cho hành tây vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ

Nếu dùng không hết, chúng ta nên trữ hành trong túi lưới, túi giấy, hoặc dùng tất da.... Việc đặt mỗi củ trong một túi sẽ khiến chúng lâu hỏng hơn là cho tất cả chung một nơi. Lưu ý, cần tạo lỗ thoát khí để hành dễ "thở", không bị ẩm thấp, thối nhũn.

Hoặc cho hành tây vào ống tất (vớ) da, cứ mỗi củ lại buộc một nốt rồi cho lần lượt vào đến hết. Điều này không chỉ giúp cách ly hành mà có khả năng cung cấp môi trường khô thoáng, hút ẩm tốt nhằm giữ hành trong thời gian dài.

Lưu ý khi chọn mua hành tây

- Không mua những củ hành đã mọc mầm vì chúng không thể tươi lâu trong một thời gian dài.

- Ngoài ra, cũng không nên chọn những củ hành đậm mùi vì điều này chứng tỏ chúng đã bị thâm hoặc thối bên dưới lớp vỏ.

- Những củ hành tốt nhất phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.

- Đặc biệt, không đặt hành chung với khoai tây. Hơi nước từ khoai tây bốc lên khiến hành nhiễm ẩm, thối rữa nhanh hơn. Đồng thời, khoai tây cũng dễ "bắt mùi" của hành khiến món ăn có mùi vị khác lạ.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/mot-loai-cu-day-cho-viet-tot-cho-nguoi-tieu-duong-va-cach-de-vai-thang-khong-bi-moc-mam-tranh-lang-phi-17224081323044136.htm

Hành tây

mẹo vặt gia đình


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.