Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện

Lõi nồi hay còn gọi là "mâm nhiệt" là bộ phận vô cùng quan trọng. Có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện.

Bộ phận này quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm và lượng điện tiêu thụ... Tuy nhiên, nó lại rất dễ bẩn bởi hay bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.

Nếu nồi cơm điện của gia đình bạn gần đây có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, tốn điện hơn, nấu không ngon, có cháy,... hoặc xuất hiện mùi khét lạ thì cần kiểm tra ngay bộ phận này và nhất thiết phải vệ sinh thường xuyên, vệ sinh đúng cách. Vì đây cũng là bộ phận dễ bẩn nhất.

Để đảm bảo độ bền và tiêu tốn ít điện năng của nồi, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt theo những bước sau đây:

Bước 1:

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chút giấm trắng, miếng xốp rửa bát và khăn ướt. Sau đó hãy tiến hành pha loãng giấm với nước.

Bước 2:

Lấy mặt cứng của miếng xốp rửa bát lau chùi cho sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, sau khi lau xong bạn có thể thấm giấm lên mâm nhiệt một lần nữa, giữ nguyên trong 10-15 phút.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-1

Bước 3:

Tiếp đó, hãy dùng khăn ướt để lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn còn bụi bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa.

Bước 4:

Cuối cùng, bạn hãy dùng khăn khô lau thêm một lần nữa cho nước giấm hết hẳn. Vậy là mâm nhiệt nhà bạn sẽ sáng bóng, sạch sẽ, đảm bảo hoạt động vừa bền vừa tiết kiệm điện.

Ngoài ra, với các bộ phận khác của nồi cơm điện bạn cũng cần phải biết cách lau chùi để nồi luôn mới, tiết kiệm điện năng và thời hạn sử dụng của chiếc nồi.

Cách vệ sinh nồi cơm điện 

Bước 1: Để vệ sinh nồi con, cần lấy hết cơm trong lòng nồi ra.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-2
Dùng muỗng đi kèm nồi để lấy cơm còn thừa ra khỏi nồi.

Bước 2: Dùng khăn sạch lau sơ qua nồi.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-3
Dùng khăn lau sơ cơm còn bám trên nồi

Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển để chùi rửa bên trong nồi dưới vòi nước, tuy nhiên tránh lau quá mạnh tay làm hư hỏng nồi.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-4
Dùng xốp mềm lau nhẹ nhàng bên trong nồi

Lưu ý: Nếu sau khi rửa mà vần còn mùi, bạn có thể nhúng nồi vào nước sôi trong 30 phút sau đó lau lại bằng khăn sạch và để khô.

Bước 4: Để vệ sinh thân nồi, dùng giấy nhám mịn cọ rửa nhẹ những hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính trên mâm phát nhiệt (cảm biến nhiệt), sau đó lau sạch lại bằng khăn khô.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-5
Dùng khăn khô lau sạch bên trong thân nồi

Bước 5: Dùng vải khô lau nhẹ nhàng thân và nắp nồi.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-6
Lau nhẹ nhàng thân nồi bằng vải khô

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-7
Lau sạch hơi nước và cơm còn sót lại ở nắp nồi

Lưu ý: không được dùng nước để cọ rửa hay nhúng ngập thân nồi trong nước vì dễ gây chạm điện và hư hỏng nồi.

Bước 6: Sau khi lau khô nồi bằng khăn sạch ta có thể sử dụng lại nồi để chế biến thực phẩm.

Nếu thấy nấu cơm kém ngon và tốn điện thì kiểm tra ngay bộ phận này của nồi cơm điện-8
Khi lau chùi sạch nồi bạn đã có thể sử dụng nồi để nấu cơm

Những lưu ý khi vệ sinh nồi cơm điện

1. Vệ sinh vỏ nồi cơm điện thường xuyên

Nhiều người cứ nghĩ, mình chỉ nấu cơm bên trong thôi, có ảnh hưởng gì đến lớp vỏ bên ngoài đâu. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Khi nấu cơm, cơm sẽ sôi lên và sẽ có một lượng hơi nước bốc ra. Có khi còn có cả những hạt cơm còn sót lại trên nắp nồi nữa. Lâu dần trên nắp sẽ dính lại một lớp màng. Nếu bạn không vệ sinh định kỳ, lớp màng này càng dày lên theo thời gian. Theo độ nóng của nồi khi nấu, lớp màng đó sẽ khô và có thể bị cháy, tạo nên mùi khét. Vì vậy bạn cần vệ sinh vỏ nồi cơm điện thường xuyên. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng giẻ ẩm để lau, không đổ trực tiếp nước lên vỏ nồi.

Không tự ý tháo các bộ phận của nồi cơm điện

Khi vệ sinh nồi cơm điện, bạn cần vệ sinh cả trong lẫn ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rút phần dây điện, lấy lòng nồi, ngăn chứa nước, ngăn chống tràn ra thôi. Ngoài ra, không nên tháo bất kỳ bộ phận nào khác. Bởi lẽ, nếu bạn tháo rời hết các bộ phận, khi vệ sinh nồi có thể làm nước bắn vào những chỗ như mạch điện, tiếp xúc điện của nồi. Nếu bạn không biết điều này, có thể làm nồi bị nhiễm điện, gây nguy hiểm khi sử dụng.

Chưa kể việc tháo nồi ra thì dễ nhưng lắp vào mới khó. Nếu không lắp các vật đó về vị trí ban đầu sẽ làm “loạn” kết cấu nồi, có thể gây hỏng nồi sớm. Đây là một điều mà rất nhiều người thường hay phạm phải. Vì vậy hãy thêm ngay điều này vào sổ tay cách sử dụng nồi cơm điện kẻo quên bạn nhé.

Ngâm nồi với nước lạnh trước khi chùi

Cơm có độ kết dính cao. Do đó sau khi ăn xong, chắc chắn vẫn sẽ còn sót lại những hạt cơm trong nồi. Khi đó, việc rửa nồi ngay sẽ rất khó và tốn thời gian. Nhiều người còn dùng miếng chùi nồi bằng sắt để chùi, khiến cho nồi bị xước, đặc biệt là lớp chống dính bị xước và mất dần đi.

Vậy nên làm thế nào để rửa nồi cơm điện? Rất đơn giản, bạn hãy cho nước lạnh vào nồi rồi ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn dùng miếng bọt biển, thêm một ít nước rửa chén để chùi nồi.

Hãy lau khô nồi sau khi vệ sinh

Sau khi đã làm sạch bên trong nồi cũng như vỏ nồi cơm điện, hãy dùng khăn bông mềm để lau khô tất cả các bộ phận. Đặc biệt để ý đến phần kết nối dây nồi và nồi. Như vậy vừa giúp nồi không bị gỉ sét, đặc biệt là phần vỏ, vừa giúp nồi tránh bị nhiễm điện, có thể gây giật cho người sử dụng.

Theo Giadinh.net

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.net.vn/neu-thay-nau-com-kem-ngon-va-ton-dien-thi-kiem-tra-ngay-bo-phan-nay-cua-noi-com-dien-17221121708531062.htm

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.