Ngâm rửa rau trong nước muối là sai lầm: Cho rau vào loại nước này mới loại sạch bụi bẩn, ức chế vi khuẩn

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất.

Lâu nay, nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen ngâm rau, củ quả bằng nước muối trước khi chế biến để khử độc, đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo, đây là cách làm sai lầm bởi nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất.

Việc dùng nước muối để diệt vi khuẩn ở thịt, cá để lâu, hơi có mùi hoặc ngâm rau củ quả khi mua ngoài chợ chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn ở một chừng mực nhất định. Đối với các hóa chất thuốc trừ sâu, nước muối không có tác dụng gì.

PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN (ĐH QGHN) cho biết, đến nay, chưa một dung dịch nào có thể loại trừ dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực phẩm trên rau củ và các thực phẩm khác. Trong khi đó, chưa kể nếu ngâm rau củ quả trong nước muối đậm đặc quá lâu có thể làm mất chất, rau bị nát, mất ngon, thậm chí là chất bẩn còn thẩm thấu ngược lại.

Ngâm rửa rau trong nước muối là sai lầm: Cho rau vào loại nước này mới loại sạch bụi bẩn, ức chế vi khuẩn-1

Chuyên gia này cũng cho biết, quan niệm ngâm nước muối có thể loại bỏ chất hóa học chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ. Cách làm này hoàn toàn sai lầm thậm chí còn khiến các hóa chất hóa học nếu có trong rau khó hòa tan trong nước.

Ðể đạt hiệu quả tốt nhất trong loại bỏ chất hóa học, bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm, nên ngâm rửa bằng nước sạch khoảng 2-3 lần.

Riêng đối với những loại thuốc sâu tác dụng lên sâu bệnh theo cơ chế nội hấp (thuốc ngấm vào rau quả, con sâu ăn rau quả đó sẽ chết) thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch.

Ngoài ra, công đoạn rửa rau rửa rau, củ, quả cũng đóng vai trò khá quan trọng. Nên dùng chậu chứa được nhiều nước để dễ loại bỏ đất cát, sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần giúp trôi bụi bẩn lẫn hóa chất.

Lời khuyên cho các bà nội trợ là nên mua rau rõ nguồn gốc xuất xứ, đây là việc quan trọng để có rau an toàn sử dụng.

Ngoài ra, sau khi mua rau về nhà, người tiêu dùng nên rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần và ngâm trong nước (không cho muối). Chúng ta cũng có thể sử dụng xà phòng dầu dừa để rửa sạch tương đối những loại thuốc bảo vệ thực vật bám trên bề mặt rau. Các loại củ quả thì ngoài việc rửa sạch người tiêu dùng nên gọt vỏ để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Riêng đối với những trường hợp, thuốc trừ sâu đã thẩm thấu, ngấm vào bên trong rau thì không có cách nào rửa sạch.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, thực chất việc ngâm nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn ở một chừng mực nhất định.

“Một số chất hữu cơ có hại trên lá rau, vỏ củ và quả dễ dàng hòa tan trong nước lã hơn là nước muối. Để sát khuẩn cho rau chúng ta có thể ngâm rau bằng nước gạo sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần”, chuyên gia này cho hay.

Theo Sài Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/ngam-rua-rau-trong-nuoc-muoi-la-sai-lam-cho-rau-vao-loai-nuoc-nay-moi-loai-sach-bui-ban-uc-che-vi-khuan.html

mẹo vặt gia đình


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.