Vì sao tủ lạnh có thể phát nổ?

Ông Neil Everitt - cựu biên tập viên của tạp chí điều hòa và điện lạnh ACR News, gọi những sự cố nổ tủ lạnh là "thảm họa bị bỏ qua".

Nguyên nhân tủ lạnh phát nổ

Tủ lạnh bị rò rỉ khí gas

Bình ga trong tủ lạnh thường sẽ được bảo vệ bằng vỏ bọc chắc chắn nhưng quá trình nạp gas hoặc là sửa chữa không đúng kỹ thuật có thể dẫn tới tình trạng rò rỉ gas. Khí gas rò rỉ tiếp xúc với tia lửa hoặc nguồn nhiệt có thể khiến tủ lạnh phát nổ.

Chất làm lạnh của tủ lạnh bị rò rỉ

Sau thời gian dài sử dụng, ngăn đông của tủ lạnh thường bị đóng đá hoặc đóng tuyết ở cạnh. Nhiều người sử dụng vật cứng, nhọn để cạy lớp băng tuyết này, giúp tủ làm mát tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình đó, mọi người có thể vô tình làm rách thành của ngăn đông, khiến chất làm lạnh bị rò rỉ.

Vì sao tủ lạnh có thể phát nổ?-1

Căn bếp nhà bà Lenore Satterthwaite ở Mỹ sau khi tủ lạnh phát nổ. Ảnh: Lenore Satterthwaite

Đặt nước ngọt có gas, chất dễ cháy trong ngăn đông

Vào những ngày nắng nóng, nhiều người cho nước ngọt có gas vào ngăn đá để giữ cho đồ uống mát mẻ mà không biết hành động đó có thể khiến tủ lạnh phát nổ.

Các loại nước ngọt có gas sẽ được đóng trong lon ở môi trường dưới 0 độ C. Ở điều kiện này, độ hòa tan của khí CO2 trong nước thay đổi và khí CO2 sẽ bắt đầu giải phóng ra, dẫn tới tăng áp lực bên trong lon. Khi áp lực tăng đột ngột, vượt quá khả năng chịu đựng của lon thì lon sẽ phát nổ.

Tương tự, việc đặt rượu, bia và các chất dễ cháy ở trong ngăn đông tủ lạnh có thể tạo ra môi trường tăng áp lực bên trong. Các chất dễ cháy chứa hợp chất có thể bay hơi ở nhiệt độ thấp, nếu áp lực bên trong ngăn đông tăng lên đột ngột thì có khả năng chất dễ cháy gây ra hiện tượng cháy nổ.

Vị trí đặt tủ lạnh

Các nguồn phát nhiệt như bếp gas, lò vi sóng hay máy nấu ăn tạo ra nhiệt độ cao trong quá trình hoạt động, có thể làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh nếu đặt quá gần nhau. Điều đó gây tăng áp suất, có khả năng dẫn đến tình trạng tủ lạnh phát nổ.

Việc đặt tủ trong môi trường kín, tản nhiệt kém, nhiệt độ cao có thể làm cho các mối hàn bị hở. Bên cạnh đó, đặt tủ lạnh trong môi trường ẩm ướt hoặc sử dụng trong thời gian dài cũng khiến các đường dẫn khí bằng kim loại bị ăn mòn, dẫn tới cháy nổ.

Tủ lạnh quá cũ

Sau thời gian dài sử dụng, tủ lạnh sẽ cũ dần, các linh kiện bên trong như máy nén, bình ga, hệ thống làm lạnh cùng các thiết bị khác có thể đã bị hỏng hoặc bị bào mòn.

Nếu tủ lạnh đã quá cũ và không được bảo trì đúng cách thì áp suất bên trong tủ có thể tăng lên đột ngột. Đây chính là một trong những nguyên nhân có thể khiến tủ lạnh phát nổ.

Phòng tránh tủ lạnh phát nổ bằng cách nào?

Ông Neil Everitt - cựu biên tập viên của tạp chí điều hòa và điện lạnh ACR News, đã gọi những sự cố nổ tủ lạnh là "thảm họa bị bỏ qua". Theo ông, tủ lạnh là một thiết bị nguy hiểm trong nhà.

Lý do là vì đa số thiết bị điện tử khác trước khi phát nổ thường sẽ bốc khói hoặc có tiếng báo động, còn tủ lạnh có thể bất ngờ phát nổ mà không có dấu hiệu cảnh báo nào, khiến người dùng trở tay không kịp.

Dưới đây là một số lưu ý để hạn chế nguy cơ tủ lạnh phát nổ:

- Không sử dụng vật sắc nhọn để vệ sinh ngăn đông của tủ lạnh.

- Nếu tủ lạnh đã quá cũ thì nên xem xét thay tủ mới để đảm bảo an toàn.

- Đặt tủ lạnh ở vị trí thích hợp, không nên đặt ở nơi quá kín, sát tường hoặc quá ẩm, hoặc gần đồ dễ bắt lửa. Mặt sau của tủ lạnh cần một khoảng trống để tản nhiệt.

- Chú ý đến tiếng kêu của tủ lạnh. Bình thường, máy nén chạy sẽ tạo ra tiếng kêu vo ve, ổn định ở tần số cao. Tuy nhiên, nếu tủ lạnh phát ra âm thanh chói tai, hoặc tệ hơn là không có tiếng ồn nào thì có thể dây dẫn khí làm lạnh đã bị tắc. Khi này, người dùng cần rút điện và gọi kỹ thuật viên đến kiểm tra, làm sạch các cuộn dây ngưng tụ.

Theo Đời sống và pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vi-sao-tu-lanh-co-the-phat-no-a500605.html

tủ lạnh

mẹo vặt gia đình


Lần đầu về ra mắt, chàng trai gặp sự cố khiến nhà gái thắc mắc không ngừng
Lần đầu đến nhà bạn gái, anh chàng có "mùi hương" khiến cả nhà thắc mắc. Tuy vậy, anh vẫn được gia đình bạn gái tiếp đón nồng hậu và liên tục “ghi điểm” bởi sự thân thiện, hoạt ngôn.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.