10 năm chứng khoán Việt Nam: Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu...

>> >>

Chúng tôigiớithiệu góc nhìn của nhà quản lý và thành viên thị trường về 10 năm hoạt động củathị trường chứng khoán Việt Nam.

>>
>>

Ưu tiên số một cho chất lượngsản phẩm

Phó thủ tướng Thường trựcNguyễn Sinh Hùng

“Sau 10 năm hình thành và phát triển, Đảng, Nhà nước nhận thấy, phát triển thịtrường chứng khoán là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không có thị trường chứng khoán thìchắc chắn mục tiêu trên cũng bất thành.

Với ý nghĩa đó, Chính phủ luôn quan tâm nhận thức đúng vai trò của thị trườngkhá mới mẻ này, đặc biệt khi nền kinh tế của chúng ta hội nhập với kinh tế thếgiới.

Cũng qua 10 năm, tất cả chúng ta đều có cùng nhận định rằng, thị trường chứngkhoán Việt Nam đã phát triển nhanh, mạnh vững chắc. Từ chỗ chỉ có 2 cổ phiếuniêm yết ban đầu nay đã lên đến hơn 550 cổ phiếu, với vốn hóa trên thị trườngchứng khoán ước đạt 40% GDP. Đây thực sự là kết quả ngoài mong đợi so với mụctiêu đề ra.

Chúng ta bước vào thời kỳ mở cửa, từ việc chỉ có một kênh huy động vốn qua ngânhàng, nay đã huy động vốn qua chứng khoán thông qua các nguồn vốn từ các nhà đầutư. Nhưng đồng thời, thị trường chứng khoán cũng là điểm đến để các nhà đầu tưtìm hiểu, bỏ tiền tìm cơ hội và hơn ai hết họ là những người chịu rủi ro và giámsát hiệu hoạt động đầu tư, giám sát thị trường. 

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là nơi giám sát hiệu quả hoạt động củanền kinh tế, là hàn thử biểu của nền kinh tế, là thước đo quan trọng, là công cụkiểm soát tính hiệu quả của nền kinh tế. 

Ngày nay, chúng ta vẫn có nhiều kênh huy động vốn, trong đó có tín dụng, có FDI...nhưng cao hơn cả vẫn là qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, quan điểm của Chínhphủ là cần phải làm cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững hơnnữa”.

5 mục tiêu cho 10 năm tới

Bộ trưởng Bộ Tài chính VũVăn Ninh

“Thị trường chứng khoán từ chỗ chỉ có hai cổ phiếu niêm yết giá trị giao dịch 70triệu đồng/ phiên, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạtbình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốnhuy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng, đóng góp tích cực chohệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ thống trung gian của định chế thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh về sốlượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lýquỹ hoạt động trên thị trường. Đồng thời hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoàinước phát triển mạnh; năm đầu khai trương thị trường có 3.000 tài khoản, đến nayđạt 926.000 tài khoản. Vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài đạtgần 7 tỷ USD.

Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải tiếp tục phát triển thị trườngvốn, tức thị trường chứng khoán. Vì vậy trong 10 năm tới cần thực hiện 5 mụctiêu chính.

Thứ nhất, thực hiện căn bản một bước tái cấu trúc lại thị trường chứng khoántheo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn. Chủ động hội nhập quốc tế theo lộtrình và bước đi phù hợp.

Thứ hai, mở rộng quy mô về chất lượng thị trường chứng khoán, từng bước đưa vàovận hành các sản phẩm mới và các loại thị trường mới, tăng tính thanh khoản củathị trường, phấn đấu đạt mức vốn hóa từ 50 - 100% GDP, trở thành kênh dẫn vốntrung, dài hạn quan trọng, chủ yếu của nền kinh tế.

Thứ ba, tăng cường an toàn tài chính, sức cạnh tranh của các định chế trung gian,các tổ chức thành viên của thị trường chứng khoán.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡngchế thực thi những vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứngkhoán; tăng cường năng lực giám sát thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt độngbền vững, an toàn, công khai, minh bạch.

Và cuối cùng là hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiếntrong giao dịch và quản lý thị trường. 

Những nhiệm vụ trên cần được cụ thể hóa trong chiến lược, chương trình hành động,có lộ trình triển khai trong những năm tới”.

10 năm chứng khoán Việt Nam: Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu...
Từ 3.000 tài khoản năm 2000, đến nay thị trường đã có 926.000 tài khoản của nhà đầu tư

Từ chiều rộng sang chiều sâu

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy banChứng khoán Nhà nước

“10 năm trước, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hết sức mới mẻ và nhiềukhó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta thànhlập trong bối cảnh vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, còn nhiều hạnchế trong nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tồ mới manh nha, hàng hóa ít, hiểubiết của nhà đầu tư còn hạn chế.

Chúng ta vừa làm vừa tìm hiểu. 10 năm đã có nhiều khó khăn, thăng trầm. Vượt quanhững khó khăn đó để phát triển đi lên. Thị trường chứng khoán đã tác động sâurộng đến nền kinh tế, tâm lý xã hội…

Thị trường đã có những phát triển về lượng và chất. Chúng ta đã tách và pháttriển được các thị trường, các sở giao dịch, hình thành và mở thêm những thịtrường mới như trái phiếu chuyên biệt, UPCoM… Hệ thống trung gian cũng nhanhchóng mở rộng cả số lượng, chất lượng, công nghệ. Chất lượng công bố thông tinđược cải tiến.

Về khối các nhà đầu tư, hiện có 926.000 tài khoản, hiểu biết của nhà đầu tư cũngđược tăng cường. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài, những năm đầu tiên rất hạnchế, nhưng năm 2007 đã thu hút nguồn vốn khoảng 11 - 12 tỷ USD, hiện nay khoảng7 tỷ USD, góp phần ổn định vấn đề ngoại hối, ổn định tỷ giá…

Nhìn chung, chúng ta đã làm được những bước đi quan trọng, đã có bước phát triểnvượt bậc. Trong vòng 10 - 20 năm tới, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rấtnhiều việc phải làm, nhằm chuyển từ giai đoạn phát triển theo chiều rộng sangchiều sâu, từng bước khẳng định vai trò của thị trường trong nền kinh tế”.

Nhà đầu tư sẽ vững vàng hơn

Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổngthư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán

“Cảm nhận của tôi sau 10 năm là hầu hết các nhà đầu tư, các định chế tài chínhdường như đã đi vào đúng quỹ đạo, ổn định, vững vàng hơn cùng với đội ngũ cán bộquản lý, kinh doanh ngày càng khẳng định được trình độ và trí tuệ. Điều đó đãtạo nên niềm tin của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài vào thị trườngchứng khoán Việt Nam.

Sau 10 năm phát triển, tôi cho rằng, điều mà chúng ta cần quan tâm nhất vẫn làtính minh bạch, công khai và báo cáo kịp thời. Nếu những điều này được cải thiệnthì chắc chắn thị trường sẽ còn tiến xa hơn nữa. Đó cũng chính là quan ngại củacá nhân tôi khi thị trường chứng khoán sinh nhật 10 tuổi.

Còn với nhà đầu tư, tôi hy vọng rằng họ sẽ vững vàng hơn, có sự chọn lựa sángsuốt hơn để gửi gắm niềm tin. Mong rằng, họ đừng bao giờ nóng vội khi thị trườnglên hay xuống mà thay vào đó là phải thận trọng, phân tích kỹ lưỡng để có nhữngquyết định sáng suốt và thể hiện được tính chuyên nghiệp trong mỗi hoạt động muabán.

10 năm tới, tôi cho rằng, với định hướng đúng của Chính phủ thị trường sẽ tiếptục phát triển. Song, hy vọng rằng sẽ có những chỉnh sửa liên quan đến chínhsách để có thể mở ra cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính có cơ hội thamgia vào thị trường. Nếu được như vậy, tôi tin chắc thị trường chứng khoán ViệtNam sẽ phát triển ngang tầm với nhiều nước trong khu vực và thế giới”.

Cái được lớn nhất là kênh gọivốn

Ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịchHội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM)

10 năm chứng khoán Việt Nam: Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu...

“Sau 10 năm tham gia thị trường chứng khoán, SACOM đã có nhiều cơ hội hơn đểphát triển sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài,cũng như tối đa hóa lợi ích cho các nhà đầu tư... 

Hơn nữa, thông qua việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán, chúng tôi đã cómột đội ngũ ngày càng đông đảo, hoàn thiện hơn về nhân cách, phẩm chất nghiệp vụ,tính năng động và nhạy cảm trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác điềuhành, quản lý và tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc, đồng thời côngtác quản trị doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch... Tất cả những điềuđó chính là cơ hội để chúng tôi chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, sau 10 năm tham gia niêm yết SAM (mã cổ phiếu của SACOM) trên thịtrường chứng khoán, hình ảnh và thương hiệu của SACOM đã được công chúng đầu tưbiết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng như các thành viên của côngty từ đó đã quan tâm chăm lo giữ gìn thương hiệu và nâng cao hiệu quả của bộ máyquản lý hơn, bởi nếu để xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty trênthị trường. 

10 năm tham gia thị trường chứng khoán, có thể nói, cái được lớn nhất của chúngtôi là thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho công ty.Công ty đã thu lợi qua nhiều lần phát hành cổ phiếu thành công, chi phí rẻ, thuhút được nguồn vốn từ công chúng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc triển khai cácdự án.

Nếu so sánh từ năm 2000 khi bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán với năm 2009thì sau 10 năm niêm yết, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều tăng rất cao: vềdoanh thu tăng 3,6 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 9,5 lần, nộp ngân sách nhà nướctăng 33,6 lần, lao động tăng 2 lần, trong đó thu nhập bình quân của người laođộng ổn định, tăng 2,3 lần. Tính đến nay, thặng dư của công ty đạt gần 1.600 tỷđồng, cổ đông được hưởng cổ tức ổn định từ năm 1998 đến nay từ 15 - 25%”.

Tự tin, kiên định và dũng cảmđể theo đuổi

Ông Lê Đình Ngọc, Tổng giámđốc Công ty Chứng khoán Thăng Long

“Có thể nói 10 năm đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam là khoảng thờigian quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển thị trường. Rõràng với những gì diễn ra trên thị trường như các năm gần đây so với mục đíchcủa cơ quan quản lý đặt ra trong 10 năm trước thì thị trường đã phát triển nhanhhơn suy nghĩ của mọi người rất nhiều.

Trong 5 năm đầu tiên, có lẽ nhiều người cũng chưa hình dung hết được thị trườngchứng khoán sẽ phát triển như thế nào; mặt khác, giai đoạn này, thị trường chứngkhoán Việt Nam cũng chưa thể hiện được vai trò là một kênh huy động vốn quantrọng của nền kinh tế. 

Nhưng 5 năm trở lại đây, cùng với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước màtrong quá trình đó thị trường chứng khoán đã tham gia rất tích cực, cho thấy thịtrường chứng khoán đang trở thành kênh huy động vốn rất rõ ràng và hiệu quả củacác doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Nhìn vào những công ty đầu tiên tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường nhưREE hoặc SAM, so sánh họ từ thời điểm đó đến bây giờ họ là những doanh nghiệphoàn toàn khác, nếu không có thị trường chứng khoán thì công ty khó có được sứcbật như ngày nay.

Thống kê cho thấy, có thời điểm vốn hóa thị trường chiếm tới gần 50% GDP. Đặcbiệt, hai ba năm trở lại đây thị trường chứng khoán đã thể hiện được vai trò làtrung tâm của nền tài chính bởi nó được coi như “hàn thử biểu”, là nơi đầu tiênphản ánh các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế và tình hình hoạt động của doanhnghiệp. 

Tuy nhiên, trong 10 năm nay, chúng ta vẫn đang hoạt động trong khuôn khổ pháp lýchưa thực sự hoàn chỉnh, trong khi thời cuộc và diện mạo của thị trường đã cónhiều thay đổi. Xét trên bình diện chung về cấu trúc thị trường chứng khoán,chúng ta cần phải có sự nhìn nhận mới, mở rộng khuôn khổ pháp lý cho phù hợp.

Với kinh nghiệm của cá nhân tôi, chứng khoán là lĩnh vực hấp dẫn, thú vị nhưngcũng rất áp lực, rất khốc liệt. Nếu anh không tự tin, kiên định và dũng cảm đểtheo đuổi nó thì hoặc anh sẽ cảm thấy chán nản, lo sợ và bỏ cuộc, hoặc anh sẽ bịđào thải”.

Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu…

Ông Dominic Scriven, Tổnggiám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital

“Dragon Capital chúng tôi đã đi theo từng bước phát triển của thị trường chứngkhoán Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Chúng tôi cùng lớn lên, cùng nếm trải cácthách thức và khó khăn…

Khi thành lập công ty chúng tôi có nguyện vọng là được tham gia góp một phần nhonhỏ vào sự ra đời và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nay thịtrường đã được 10 tuổi, chúng ta lại phải nghĩ đến tương lai cho thập kỷ sắp tới.

So với các thị trường đã phát triển thì 10 năm của thị trường chứng khoán ViệtNam cũng không hẳn là lâu lắm. Chúng ta còn cả một đoạn đường dài phía trước vớinhiều cơ hội và thách thức để đối mặt.

Trong thời gian sắp tới, chúng tôi cũng sẽ hoạch định các kế hoạch cho phù hợpvới tình hình và những nhận định của chúng tôi đối với sự phát triển của thịtrường. Chúng tôi thấy rằng nếu như giá trị vốn hoá của thị trường bây giờ xấpxỉ khoàng 35 - 37% GDP, thì trong 5 năm tới con số này thể hướng đến tới 70%GDP, doanh số giao dịch cũng có thể lên đến gấp đôi hoặc gấp ba lần so với doanhsố bây giờ.

Chúng ta có thể đưa ra nhiều con số khác nhau cho ngày hôm nay, nhưng có thể cácnhận định và những con số này sẽ trở thành khiêm tốn sau 10 năm nữa.

Về phần mình, nhìn lại, khi bắt đầu thành lập công ty cuối năm 1994, chúng tôichỉ có 8 anh em làm việc cùng nhau, quỹ huy động đầu tiên năm 1995 chỉ có 16,5triệu USD, sau đó có lúc lên, có lúc xuống…

Nhưng với những cố gắng và nỗ lực đếphát triển, thì cho đến hôm nay sau 15 năm, trong đó có 10 năm đầu tiên của thịtrường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ khoảng 100nhân viên với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để tư vấn và quản lý một nguồn vốnvào khoảng 1,3 tỷ USD huy động từ nước ngoài.

Nguồn vốn này đang được đầu tư vào hơn 60 công ty niêm yết trên sàn chứng khoánViệt Nam. Không chỉ tham gia góp vốn mà còn tham gia về mặt quản trị, DragonCapital hiện đang tham gia hội đồng quản trị của hơn 25 doanh nghiệp trong nước.

Mục đích của công ty chúng tôi là tạo một cầu nối để thu hút các nguồn vốn từcác nhà đầu tư, các định chế tài chính ở nước ngoài về để tham gia đầu tư vàphát triển cùng với các doanh nghiệp Việt Nam.

Và cách tham gia phổ biến nhất,chuẩn nhất theo chúng tôi là tham gia trên thị trường chứng khoán. Do vậy chúngtôi không chỉ quan tâm đến thị trường chứng khoán tài chính của Việt Nam hôm naymà còn quan tâm đến tương lai của thị trường. Chúng tôi cam kết tích cực thamgia và phát triển lâu dài với thị trường Việt Nam, vì sự thành công và pháttriên của Dragon Capital gắn liền với sự thành công và phát triển bền vững củathị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 10 năm chuẩn bị, hình thành và từng bước phát triển, tôi nghĩ rằng, cuộcchơi chỉ mới thực sự bắt đầu…”.

Theo VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.