Cơ sở hạ tầng kém sẽ đe dọa các dự án FDI

Cơ chế quản lý giá cả

Cơ chế quản lý giá, hạ tầng vật chất, hạ tầng cơsở về con người, cải cách hành chính… là những vấn đề được các Hiệp hội doanhnghiệp nước ngoài đưa ra thảo luận tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Diễnđàn được tổ chức ngày 26/5 tại Hà Nội nằm trong khuôn khổ Hội nghị nhóm tư vấncác nhà tài trợ 2010.

Cơ chế quản lý giá cả

Đây không là vấn đề mới nhưng hiện vẫn khá nóng trênthị trường. Trong nhiều tháng qua Chính phủ đã có nhiều chính sách điều chỉnhliên quan đến giá nhằm bình ổn giá cả thị trường, ngăn chặn lạm phát gia tăng.Và cũng trong khoảng thời gian đó các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cũng lêntiếng về vấn đề trên.

Tại diễn đàn, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoàinhư EuroCham, AmCham, JesTro… đã đánh giá cao những nỗ lực trên của Chính phủViệt Nam. Tuy nhiên các Hiệp hội cũng bày tỏ sự quan ngại đối với Chính phủ vềcơ chế quản lý giá cả.

Theo ông Alain Cany, Chủ tịch của EuroCham (Phòngthương mại châu Âu), dự thảo Thông tư 104 do Bộ Tài chính đề xuất về bình ổn giá,nếu được thực hiện, sẽ bao gồm nhiều sản phẩm thuộc diện bình ổn giá mà khôngphải là sản phẩm thiết yếu cho người dân. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc kiểmsoát giá cả thường dẫn đến tình trạng thiếu hoặc tích trữ hàng hoá hay giảm chấtlượng sản phẩm trong số hàng loạt các vấn đề khác.

“Nếu Chính phủ áp đạt một mức giá trần bắt buộc, cácnhà cung cấp sẽ không cung cấp hàng hoá ra thị trường, hay bán cho khách hàngthuộc các quốc gia khác, không phải quốc giá có quy định bình ổn giá. Điều nàycó thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hàng hoá hoặc có thể dẫn đến việc bán hàng “chợđen” với mức giá cao hơn” ông phát biểu.

Ông đã nhấn mạnh, các doanh nghiệp đầu tư vào ViệtNam sẽ phải đối mặt với hệ quả bao gồm cả núi yêu cầu hành chính, cũng như việcbắt buộc báo cáo cho các cơ quan chính quyền Việt Nam. Điều này là trái với tinhthần và mục tiêu của Đề án 30 của Chính phủ (về đơn giản hoá các thủ tục hànhchính ở Việt Nam) và là một bước lùi trong phát triển thị trường. Việc này sẽlàm tăng thêm chi phí đáng kể và sự không chắc chắn đối với khu vực tư nhân đanghoạt động tại Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng kém sẽ đe dọa các dự án FDI

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn lo ngại chính sách bình ổn giá

Theo EuroCham nguyên tắc đầu tiên của bình ổn giá làđể cho thị trường ổn định dựa trên quy luật “cung-cầu”. Do đó, EuroCham đề xuấtViệt Nam đặt dự thảo Thông tư này sang một bên và tập trung nỗ lực tìm kiếm cácbiện pháp thay thế để kiểm soát giá.

Đồng quan điểm với những nhận định của EuroCham,AmCham (Phòng thương mại Mỹ) đã không tin rằng dự thảo thông tư nhằm triển khaicơ chế quản lý giá cả sẽ giúp đạt được những mục tiêu kinh tế của Chính phủ.

Bà Jocelyn Tran, Chủ tịch AmCham Việt Nam cho rằng,thông tư này đã tạo ra những gánh nặng mới về thủ tục hành chính đối với cácdoanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối của nhiều loại sản phẩm.

Thông tư cũng buộc các doanh nghiệp phải công bố vềsự độc quyền sản phẩm và các thông tin nhạy cảm về sản phảm của mình như lợinhuận biên, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy đó là sựbắt buộc phải tiết lộ những điều được coi là bí mật doanh nghiệp.

Theo bà Jocelyn Tran đề xuất, thay vì quản lý nhànước về giá cả, chính phủ nên quan tâm đến việc tự do hoá chuỗi cung cấp đối vớiviệc phân phối nhằm đạt hiệu quả cao hơn và giúp cho các sản phẩm có giá cả dễtiếp cận hơn với người tiêu dùng.

“Việt Nam chưa cải thiện cơ sở hạ tầng thì còn tụt hậu”

Tại diễn đàn các hiệp hội và các nhà đầu tư nướcngoài đã đề cập đến nhiều vấn đề như hạ tầng vật chất, hạ tầng cơ sở về conngười, cải thiện quan hệ lao động, cải cách hành chính…

Theo dự kiến Việt Nam sẽ cần khoảng 70-80 tỷ USD để đầu tư trong lĩnh vực hạtầng chỉ trong 5-10 năm tới. Sự tham gia của khu vực tư nhân nước ngoài tronglĩnh vực công nghệ và lĩnh vực tài chính được các tổ chức nước ngoài đánh giá là“chìa khoá” để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cơ sở hạ tầng.

Mới đây Chính phủ đã thông qua Nghị định 108 (cóhiệu lực từ ngày 15/1/2010) về các quy định mới liên quan đến các dự án cơ sở hạtầng và sự tham gia của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũngvừa đưa ra dự thảo quy định về “thí điểm thực hiện các dự án hợp tác công- tư(PPP). Những chính sách trên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các hiệp hội,các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên vấn đề cơ bản của việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn cònnhiều thiếu sót và trậm trễ. Nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọngyếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu…

Bà Jocelyn Tran cho rằng, những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ đe doạcác dự án FDI hiện nay và trong tương lai đối với xuất khẩu và sản xuất. Chừngnào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ tầng và cơ sở hậu cần thì Việt Nam còn tụthậu. 

Tại diễn đàn các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tưnước ngoài và trong nước đều hy vọng kết quả từ Đề án 30. Phần lớn cho rằng nếuChính phủ thực hiện các biện pháp như đã cam kết thì Việt Nam đã “ghi điểm” đốivới thế giới về việc nghiêm túc thực hiện trong cải cách và trong xây dựng môitrường kinh doanh tốt hơn.

Theo Khổng Nhung
Cơ sở hạ tầng kém sẽ đe dọa các dự án FDI



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.