FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm: Tâm điểm giải ngân

Xu hướng phục hồi tiếp tục thể hiện trong các con số về thu hút, giải ngân vốn FDI và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Giải ngân tăng tốc Đáng chú ý, giải ngân vốn FDI trong tháng qua đã tăng thêm 1,1 tỷ USD, một mức khá cao so với bình quân chung của nhiều năm trước, đưa con số này của 5 tháng đầu năm lên mức 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ

Ngày 26/5, Cục Đầu tư nướcngoài đã chính thức công bố báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài (FDI) 5 thángđầu năm 2010.

Xu hướng phục hồi tiếp tục thể hiện trong các con số về thu hút, giải ngân vốnFDI và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.

Giải ngân tăng tốc

Đáng chú ý, giải ngân vốn FDI trong tháng qua đã tăng thêm 1,1 tỷ USD, một mứckhá cao so với bình quân chung của nhiều năm trước, đưa con số này của 5 thángđầu năm lên mức 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Bình quân mỗi tháng từ đầu năm đến nay, giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạtkhoảng 900 triệu USD.

Kết quả thu hút đầu tư vẫn duy trì sự khởi sắc với nhiều vốn cấp mới được cácnhà đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam. Trong tháng qua, đã có 97 dựán được trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1,5 tỷ USD. Tínhchung 5 tháng qua, đã có 360 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tưđạt trên 7,1 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ 2009.

Tuy nhiên, “số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm trong 5 tháng đầu năm2010 thấp hơn nhiều lần so với cùng kỳ”, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài chobiết.

Trong tháng qua, chỉ có 15 dự án đăng ký tăng thêm vốn với tổng giá trị cam kếtđầu tư đạt 78 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm, đã có 107 dự án đăng kýtăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 403 triệu USD, bằng 8,6% sovới cùng kỳ năm 2009.

Do số vốn tăng thêm quá “khiêm tốn” đã kéo số vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầunăm đi xuống. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm, các nhàđầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 7,5 tỷ USD, chỉ bằng 77% so vớicùng kỳ 2009.

Như vậy, kết quả giải ngân vốn FDI đang đạt tỷ lệ khá cao so với vốn đăng ký(4,5 tỷ so với 7,5 tỷ USD), thể hiện việc các dự án đăng ký đầu tư trước đó đangtăng tốc giải ngân tại thời điểm này.

FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm: Tâm điểm giải ngân

Sản xuất đã phục hồi mạnh trong khối doanh nghiệp FDI (Ảnh: Việt Tuấn)

Bất động sản lùi xuống vị tríthứ 3

Xét theo lĩnh vực, trong 5 tháng qua, công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đượcnhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với 127 dự án đầu tư, tổng sốvốn cấp mới và tăng thêm 2,55 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong5 tháng.

Tuy chỉ có 3 dự án đầu tư nhưng lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nướcđiều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2,2 tỷ USD, chiếm 28,6%tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng đầu năm.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,283 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm,chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng đầu năm.Trong đó, cấp mới chiếmtỷ lệ lớn với 10 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 1,281 tỷ USD.

Trong số các dự án cấp mới trong 5 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án lớnđược cấp phép là: dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương tại Quảng Ninhvới tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD; Công ty sắt xốp Kobelco Việt Nam tại Nghệ Anvới tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ tạitỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Công ty TNHH PoscoSS - Vina cũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD…

Hàn Quốc vươn lên

Xét theo đối tác đầu tư, trong 5 tháng đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dựán đầu tư tại Việt Nam. Thứ tự các nhà đầu tư hàng đầu đã có sự thay đổi so vớitrước đây một tháng.

Hà Lan vẫn duy trì là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷUSD, chiếm 29,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã soán ngôicủa Nhật Bản và Hoa Kỳ để lên vị trí thứ hai, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,5tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốnđăng ký là 1,1 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Thu hút được nhiều dự án lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu trong các địa phươngthu hút nhiều vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2010, với 2,16 tỷ USD vốn đăng kýmới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, Nghệ An, Tp.HCM với quy mô vốn đăngký lần lượt là 2,14 tỷ USD, 567 triệu USD và 340 triệu USD.

Xuất nhập khẩu khu vực FDI tăng mạnh

Sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng cho thấy sự tăng trưởng trởlại đầy ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.

Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 25,9% so vớicùng kỳ và chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (so với 25,83 tỷUSD). Nếu không kể dầu thô, khu vực này ước đạt kim ngạch xuất khẩu 11,7 tỷ USDtrong 5 tháng đầu năm, tăng 39,1% so với cùng kỳ.

“Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI cũng gia tăng mạnh mẽ trong 5 thángđầu năm, do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi”, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoàicho biết.

Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 13 tỷ USD trong 5 tháng qua, tăng 50,5% so vớicùng kỳ, chiếm gần 42% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (so với 31,2 tỷ USD).

Như vậy, khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu 800 triệu USD trong 5 tháng đầu năm.Nếu không kể dầu thô, khối này nhập siêu 1,3 tỷ USD.

Theo Anh Quân
FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm: Tâm điểm giải ngân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.