Doanh nghiệp Việt ra nước ngoài: Thua vì thiếu hiểu biết

Rào cản

Mỗi năm VN xảy ra gần 100 vụ kiện chống phá giá và tranh chấp thương mại,đa số các vụ kiện này thiệt thòi luôn thuộc về doanh nghiệp VN. Theo ông PhanThế Ruệ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, nguyên nhân chính là do các doanhnghiệp VN không nắm rõ về mặt pháp lý nên dễ mắc vào các rào cản thương mại củacác nước đối tác.

Rào cản

Hiện nay, các doanh nghiệp VN khi xuất hàng hóa của mình vào thị trường các nướctrên thế giới luôn gặp phải rất nhiều các rào cản thương mại khác nhau, mộttrong số đó là rào cản chống bán phá giá.

Nhiều vụ kiện rõ ràng doanh nghiệp VN không bán phá giá, tiêu biểu như vụ kiệnbán phá giá giày da năm 2009, nhưng do trong hợp đồng không có sự chặt chẽ vềmặt pháp lý ngay từ đầu nên chúng ta giải trình thế nào, vẫn bị nước đó áp dụngrào cản chống bán phá giá.

Doanh nghiệp VN cơ bản vẫn chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của pháp lýtrong thương mại, nhất là khi xuất hàng ra các nước khác. Khi đưa hàng vào mộtthị trường nào đó thì việc đầu tiên là phải có sự trợ giúp về pháp lý, am hiểuluật pháp của thị trường đó. Dùng pháp lý như một công cụ hiệu quả từ khi đàmphán, đến ký hợp đồng và kết thúc hợp đồng. Có như thế mới tránh xảy ra cáctranh chấp và khi có tranh chấp mới có bài bản pháp lý để thắng kiện.

Doanh nghiệp Việt ra nước ngoài: Thua vì thiếu hiểu biết
Da giày là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của VN

Một trong những rào cản khác mà các doanh nghiệp VN hay mắc phải được ông Ruệđưa ra là rào cản thị phần. Hiện nay đặc điểm chung của các doanh nghiệp VN là“mạnh ai nấy làm”. Khi tự canh tranh với nhau để xuất khẩu vào thị trường nàođấy thì rất nhiều doanh nghiệp cùng chen nhau bằng mọi cách phải vào bằng đượcthị trường đó. 

Ví dụ như rất nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày của VN đều cùng chen chân thịtrường EU và Hoa Kỳ, dẫn đến lượng hàng hóa vượt quá thị phần cho phép. Điều đóđã tạo cơ hội để các thị trường này biến thị phần trở thành một rào cản, gây khókhăn cho không ít doanh nghiệp.

Thua do thiếu đoàn kết

Doanh nghiệp Việt ra nước ngoài: Thua vì thiếu hiểu biết

“Tính cộng đồng doanh nghiệp VN chưa cao, khi không có vấn đề gì thì họ sẽ rấtgắn kết. Nhưng hễ xảy ra sự cố gì họ sẽ tự động làm, không có sự hợp tác, cùngnhau đối phó với những khó khăn trên thị trường nước ngoài. 

Một số vụ kiện chúng ta thua là do cảnh báo chậm, năng lực tài chính có hạn vàkhông có sự liên kết. Lẽ ra nếu thấy một sản phẩm đã chiếm thị phần lớn trongthị trường này rồi thì các doanh nghiệp nên xuất từ từ và xuất nhiều thị trường,chứ không nên cố tập trung vào một thị trường” - Ông Ruệ nói.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp VN cũng rất hạn chế. Các mặthàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ thì nguồnnguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 70 – 85% giá trị. Quy mô sản xuất nhỏ, hàng nông,lâm sản mang tính thời vụ, ít mặt hàng có giá trị gia tăng, các sản phẩm chưa cóthương hiệu, phần lớn xuất khẩu thô hoặc sơ chế.

Theo Nguyễn Yến
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.