Khổ vì "siêu" dự án

Tuy nhiên, hai năm nay, đại dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang. Điều đau khổ nhất là người dân trong vùng đang ôm nợ, trong khi đất không thể sản xuất; chuyện thu hồi dự án cũng rơi vào thế chẳng đặng đừng. Bỗng dưng thành con nợ Để nhường đất cho dự án, toàn bộ 1.650 ha diện tích mặt đất và 330 ha mặt biển của hai thôn Thương Diêm 1 và 2 phải giải tỏa

Dự án khu liên hợpthép Cà Ná (Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận) động thổ hoành tráng ngày23/11/2008. Đây là một dự án lớn nhất của ngành thép thời điểm đó, do Tậpđoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin và Tập đoàn Lion Group của Malaysia làmchủ đầu tư, với tổng vốn lên đến 9,8 tỷ USD, công suất 14,42 triệu tấn thépthô mỗi năm.

Tuy nhiên, hai năm nay, đại dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang. Điều đau khổnhất là người dân trong vùng đang ôm nợ, trong khi đất không thể sản xuất;chuyện thu hồi dự án cũng rơi vào thế chẳng đặng đừng.

Bỗng dưng thành con nợ

Để nhường đất cho dự án, toàn bộ 1.650 ha diện tích mặt đất và 330 ha mặtbiển của hai thôn Thương Diêm 1 và 2 phải giải tỏa. Theo nhà đầu tư, giaiđoạn 1 (2008 - 2011) sẽ đưa vào hoạt động tổ hợp nhà máy thép có công suất4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm và hai nhà máy nhiệt điện công suất1.450 MW, cảng biển có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn một năm.

Thế nhưng đến nay, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa thực hiệnchưa đến 50%, rồi im lặng. Người dân vùng dự án rơi vào tình cảnh khóc dởmếu dở, vì đất có những không sản xuất được, nợ ngân hàng chồng chất. ÔngNguyễn Văn An, thôn Thương Diêm 1, nói: Gia đình tôi có quyết định thu hồiđất, với số tiền đền bù gần 500 triệu đồng. Tôi đã cầm quyết định này thếchấp ngân hàng vay 200 triệu đồng xây lại căn nhà, đợi nhận tiền đền bù trảnợ. Bây giờ chắc phải bán nhà để lo nợ thôi.

Khổ vì "siêu" dự án
Đại dự án Khu liên hợp thép Cà Ná hơn hai năm vẫn chỉ là bãi đất hoang (Ảnh: N.Khánh)

Gần 100 hộ dân bị thu hồi đất, cũng đem quyết định đền bù đi thế chấp ngânhàng giống ông An. Các ngân hàng cũng tin quyết định đền bù và lời hứa chắcnhư đinh đóng cột của chủ đầu tư nên mạnh dạn giải ngân. Những ngày này,không chỉ người dân khổ, mà ngân hàng cũng như ngồi trên đống lửa.

“Chỉ riêng thôn Thương Diêm 1, người dân đã vay vài tỷ đồng bằng cách thếchấp quyết định trên”, ông Đỗ Ngọc Sơn, trưởng thôn, cho biết. Có người vayđến 200 triệu, người 100 triệu, còn vay 60, 70 triệu thì rất nhiều.

Người chưa nhận đền bù thành con nợ, người đã nhận đền bù cũng rơi vào cảnhkhốn khó vì chủ dự án không thực hiện đền bù toàn bộ mà theo cách… nhỏ giọt.Có người được nhận 30%, người 50%, người được 70%, số còn lại chẳng biết đếnbao giờ, trong khi dự án bất động, đất bỏ hoang.

Bi đát hơn là những hộ chăn nuôi gia súc. Hơn 2.000 con dê, cừu, bò củangười dân đã bị bán sạch, vì không còn chỗ chăn nuôi. Hiện thanh niên của 2thôn phải bỏ làng đi kiếm sống.

Bỏ thì thương, vương thì tội

Khổ vì "siêu" dự án

Cuối tháng 12/2009, tỉnh Ninh Thuận phải “xuống nước”, đồng ý cho chủ đầu tưkhông thực hiện “hợp phần cảng hàng hóa”. Các hạng mục khác phải đầu tư, giahạn đến tháng 1/2010, nếu không thực hiện thì sẽ thu hồi giấy phép. Nhưng 7tháng nay, dự án vẫn bất động, tỉnh chưa nhận được câu trả lời của chủ dự án.

Ông Phạm Đồng, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, cho biết: LionGroup đã trả lời rằng khả năng triển khai dự án khổng lồ này là rất khó vìkhủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, Vinashin đang đứng trước khó khăn về tàichính, phải tái cơ cấu theo yêu cầu của Chính phủ, nên dự án tiếp tục  rơivào bế tắc. 

UBND tỉnh Ninh Thuận đang tìm giải pháp tháo gỡ, bằng điều chỉnh thành dự ánkhác. Chuyện thu hồi hoàn toàn đủ điều kiện, nhưng nếu thu hồi thì phải trảlại cho chủ đầu tư cũ số tiền gần cả trăm tỷ đồng. “Tỉnh đang nhờ các bộ,ngành kêu gọi nhà đầu tư khác có năng lực tài chính để thế chân Vinashin -Lion Group. Tỉnh cũng làm việc với ngân hàng, động viên khoanh nợ, giãn nợcho dân, trong khi chờ nhà đầu tư khác vào thay thế”, ông Đồng cho biết.

Theo H.Linh - N.Khánh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.