Mệt mỏi với giấy phép “tự động”

Do sợ mất giấy tờ, mất thời gian vì hồ sơ đăng ký nhập khẩu tự động được thực hiện qua đường bưu điện nên không ít doanh nghiệp rơi vào trạng thái hết sức bức xúc.

Sau hơn nửa tháng áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động đối với một số mặt hàngdo Bộ Công thương quy định, nhiều doanh nghiệp đã than trời vì yếu tố “tự động”trong khâu cấp phép.

Do sợ mất giấy tờ, mất thời gian vì hồ sơ đăng ký nhập khẩu tự động được thựchiện qua đường bưu điện nên không ít doanh nghiệp rơi vào trạng thái hết sức bứcxúc.

Trăm sự chờ ông bưu điện

Ông Long Quốc Trung - giám đốc Công ty TNHH điện tử Matsu, doanh nghiệp chuyênphân phối máy lạnh nhập khẩu từ Malaysia, mặt hàng thuộc diện phải có giấy phépnhập khẩu tự động - cho biết đang như “ngồi trên lửa” bởi bộ hồ sơ đăng ký giấyphép nhập khẩu tự động gửi Văn phòng 2 Bộ Công thương tại TP.HCM qua đường bưuđiện đã lâu nhưng chưa thấy hồi âm.

Theo ông Trung, hồ sơ được công ty gửi theo tiêu chuẩn thư bảo đảm từ ngày23-7-2010, nhưng đến tận ngày 3-8 vẫn chưa thấy phản hồi của bộ. “Tôi không biếthồ sơ bộ gửi trả lại cho doanh nghiệp có bị trục trặc hay thất lạc gì không. Nếuhồ sơ phải bổ sung giấy tờ gì, có nghĩa tôi lại phải làm lại quy trình như từđầu, tức phải chờ thêm bảy ngày làm việc nữa và vẫn phải qua đường bưu điện” -ông Trung thở dài.

Bức xúc như ông Trung, bà Nguyễn Ngọc Hoa, nhân viên phụ trách khâu giao nhậnCông ty cổ phần xuất nhập khẩu dịch vụ Inco (TP.HCM), nói theo quy định làm việcbảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động quađường bưu điện, nhưng công ty của bà chưa bao giờ nhận được giấp phép nhập khẩunhư thời hạn nói trên mà ít nhất phải 13-14 ngày làm việc. Chưa kể trường hợp hồsơ bị mất hay thất lạc cũng không biết kêu ai.

Mệt mỏi với giấy phép “tự động”
Nhiều doanh nghiệp nhập hàng về cảng nhưng chưa thể thông quan do chờ giấy phép nhập khẩu tự động (Ảnh: T.T.D.)

Theo ông Trung, nếu so với thông tư 17 ban hành ngày 12-12-2008 cũng của Bộ Côngthương hướng dẫn thực hiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động thì thôngtư 24 mới có nhiều hạn chế hơn. Thông tư 17 chỉ quy định năm ngày làm việc thayvì mất bảy ngày như hiện tại. Chưa kể điều làm doanh nghiệp yên tâm hơn cả là hồsơ được nộp và hẹn trả ngay tại chính văn phòng của nơi cấp phép, chứ không phảiqua đường bưu điện như hiện nay.

Phí chồng phí

Với thời gian cấp phép lâu như vậy, hàng hóa dù đã nhập khẩu về tới cảng nhưngnếu chưa có giấy phép nhập khẩu tự động thì vẫn chưa được thông quan. Nhiềudoanh nghiệp cho biết phải cử nhân viên ngồi chầu chực tại cảng, sau đó “alô vềnhà” hỏi xem có giấy phép nào được cấp sau đó mới mang ra cảng để làm thủ tụclấy hàng.

Theo ước tính của bà Hoa, trung bình mỗi đợt nhập hàng của công ty cókhoảng 10 container (loại 20 feet). Nếu giấy phép có trong khoảng thời gian 1-7ngày tính từ lúc hàng cập cảng thì doanh nghiệp không bị mất phí lưu “công”, lưubãi.

Mệt mỏi với giấy phép “tự động”

Quá thời gian nói trên, chi phí phải trả thêm cho các ngày hàng nằm chờ có giấyphép mất thêm 15-20 USD/container/ngày (tùy hãng tàu), còn tiền lưu bãi khoảng 6USD/ngày. Doanh nghiệp nào nhập khẩu hàng thực phẩm còn bị “đội” chi phí nhiềuhơn nữa vì phải mất thêm tiền thuê kho lạnh.

“Đây là số tiền không nhỏ đối vớicác doanh nghiệp và họ buộc phải hạch toán vào chi phí giá thành. Khi đó ngườitiêu dùng lãnh đủ vì khi bán sản phẩm doanh nghiệp phải tăng giá bán mới bù vàosở hụi” - ông D., một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng thực phẩm, xác nhận.

Theo ông Long Quốc Trung, trong quy định cấp hồ sơ giấy phép nhập khẩu tự động,ngoài số chứng từ, các loại giấy tờ mà doanh nghiệp phải nộp quá nhiều, điều màcác doanh nghiệp “ngán” nhất là không nêu cụ thể chủ thể nào phải chịu tráchnhiệm trong trường hợp hồ sơ gửi trả về cho doanh nghiệp bị mất hoặc thất lạc.

Tại điều 6 khoản 1 của thông tư 24 cũng chỉ nêu “trường hợp giấy phép nhập khẩutự động bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân gửi bộ hồ sơ đăng ký quy địnhtại điều 3 (tức hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động - PV) và văn bản giảitrình, đề nghị cấp lại giấy phép về Bộ Công thương. Giấy phép nhập khẩu tự độngđược cấp lại trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công thương nhận được hồsơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân”.

Rõ ràng doanh nghiệp không chỉ phải mất thời gian để được cấp lại hồ sơ đăng kýgiấy phép nhập khẩu tự động mà còn bị mang tiếng oan là “mình làm mất chứ khôngphải bộ làm mất” - ông D. bức xúc nói.

Ông Nguyễn Thành Biên (thứ trưởng Bộ Công thương): Sẽ cải tiến để giảm khó khăn cho doanh nghiệp

Việc áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng là thực hiện chủ trương chung của Chính phủ nhằm hạn chế nhập siêu, kiểm soát việc nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Đúng là hiện nay một số giấy phép sau hơn 10 ngày doanh nghiệp mới nhận được, đó là do việc vận chuyển qua đường bưu điện và hồ sơ của doanh nghiệp chưa đầy đủ.

Về nguyên tắc, nếu cán bộ của Bộ Công thương để thất lạc thì cán bộ đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cải tiến quy trình khoa học hơn để giảm thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp thiệt hại do lưu kho, Bộ Công thương chỉ có thể thực hiện theo đúng pháp luật hiện hành, không thể hỗ trợ được.

C.V.Kình

Theo Trần Vũ Nghi
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.