Mở rộng đối tượng kiều bào mua nhà

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam có hầu hết các quyền như người Việt Nam ở trong nước (kể cả cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở thương mại đối với những khu vực được phép bán nền), nhưng không có quyền bảo lãnh và góp vốn.

Không chỉ mở rộng đối tượngđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam như người Việt Nam ở trong nước (nhiều nhàở), đối tượng người có gốc Việt Nam thuộc diện nhà văn hóa - khoa học cũnggặp thuận lợi hơn về việc xác nhận giấy tờ.

Nghị định 71/2010/NĐ-CP củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở bắt đầu có hiệulực từ ngày 8/8/2010. Trong đó, phần liên quan đến quyền sở hữu nhà ở tạiViệt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đánh giá cao trongviệc giải quyết các vướng mắc của bà con kiều bào khi mua và sở hữu nhà ởtại Việt Nam.

Nghị định đã bổ sung, sửađổi và làm rõ nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là mở rộng đốitượng được sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nướcngoài và quy định rõ về điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Mở rộng đối tượng kiều bào mua nhà
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho kiều bào mua nhà cũng được quy định rõ ràng hơn

Cụ thể, đối tượng được sởhữu nhà ở tại Việt Nam như người Việt Nam ở trong nước (nhiều nhà ở) baogồm: người có quốc tịch Việt Nam, người có kỹ năng đặc biệt, người kếthôn với công dân Việt Nam ở trong nước.

Đối tượng người có gốcViệt Nam thuộc diện nhà văn hóa - khoa học cũng gặp thuận lợi hơn vềviệc xác nhận giấy tờ, chỉ cần Thủ trưởng cấp trường đại học, cao đẳng,học viện, viện nghiên cứu mời (trong khi trước đây phải là cấp bộ, UBNDtỉnh).

Mở rộng đối tượng kiều bào mua nhà

Nghị định cũng quy địnhcụ thể các loại giấy tờ chứng minh về đối tượng, điều kiện được sở hữunhà ở tại Việt Nam, quy định về trình tự, thủ tục và nơi tiếp nhận xử lýcác loại giấy tờ này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho bà conkiều bào.

Người Việt Nam định cư ởnước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam có hầu hết các quyền như ngườiViệt Nam ở trong nước (kể cả cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở, đượcnhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ởthương mại đối với những khu vực được phép bán nền), nhưng không cóquyền bảo lãnh và góp vốn.

Về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

- Đối với người mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị kèm theo sổ tạm trú hoặc xác nhận đăng ký tạm trú của công an phường, xã nơi người đó cư trú.

- Đối với công dân Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài thì hộ chiếu nước ngoài phải còn hạn kèm theo giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

- Đối với người gốc Việt Nam thuộc diện được sở hữu nhiều nhà ở tại Việt Nam thì hộ chiếu nước ngoài còn hạn kèm theo giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, giấy tờ chứng minh thuộc diện được sở hữu nhiều nhà ở (như giấy chứng nhận đầu tư, người có công, nhà văn hóa - khoa học, người có kỹ năng đặc biệt, người kết hôn với công dân Việt Nam trong nước) và có thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

- Đối với người gốc Việt Nam thuộc diện chỉ được sở hữu 01 nhà ở riêng lẻ hoặc 01 căn hộ chung cư tại Việt Nam thì hộ chiếu nước ngoài còn hạn kèm theo giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, giấy miễn thị thực và thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.