"Nặng gánh" tăng trưởng tín dụng

6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế mới đạt 10,52% một năm (cùng kỳ năm 2009 là 17%). Làm thế nào hạ mặt bằng lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng mà vẫn hút người gửi tiền đang là bài toán đau đầu của lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại

Mặc dù chính sáchtiền tệ bắt đầu được nới rộng dần, lãi suất cho vay giảm, song các ngân hàngđang lo khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm nay.

6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tếmới đạt 10,52% một năm (cùng kỳ năm 2009 là 17%). Làm thế nào hạ mặt bằnglãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng mà vẫn hút người gửi tiền đanglà bài toán đau đầu của lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại.

Đẩy mạnh bán lẻ

Một trong những biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng được nhiều đơn vịhướng tới là tập trung vào kênh bán lẻ, nhất là dịch vụ cho vay tiêu dùng.Trong vài tuần trở lại đây, nhiều khách hàng tới tập nhận được thư chào mờivay tiêu dùng cá nhân của nhiều ngân hàng cùng lúc. Một lãnh đạo phụ tráchmảng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng SeaBank xác nhận, bản thân anh cũngnhận được khá nhiều thư chào mời như vậy từ các ngân hàng khác.

Theo anh này, thời điểm cuối năm, nhu cầu sắm sửa mới vậtdụng gia đình, xây, sửa nhà… tăng cao, do vậy, các ngân hàng đang chen nhaugiành “miếng bánh” thị phần này.

Nếu như ngân hàng Đại Á đưa ra lời mời gọivay vốn mua sắm vật dụng gia đình, mua ô tô, trang trải các chi phí khámchữa bệnh, cưới hỏi, du học… thì ABBank và SeaBank lại nhấn mạnh cải tiếnthủ tục khi thời gian xử lý hồ sơ chỉ trong vòng 8 tiếng. SeaBank vàTechcombank cũng là những ngân hàng đang áp dụng hình thức tích lũy điểm đổiquà tặng cho khách hàng giao dịch lâu dài với ngân hàng.

"Nặng gánh" tăng trưởng tín dụng
Thép là một trong những mặt hàng còn tồn kho khá lớn nên khó có sự bứt phá trong nhu cầu vốn tín dụng tới đây (Ảnh: Trung Kiên)

Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn liên kết với các công ty bất động sản để chovay mua nhà, mua căn hộ tại các thành phố với mức tài trợ được hứa hẹn lênđến 70% tổng chi phí và thời gian tài trợ lên đến 15 năm…

Sức ép nhiều phía

Tuy nhiên, tổng giám đốc một ngân hàng TMCP tại Hà Nội, chia sẻ, cho vaytiêu dùng chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng cơ cấu tín dụng, mặt khác chi phílại cao, nên “đích nhắm” của các ngân hàng vẫn là khu vực sản xuất, kinhdoanh.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank, cho biết, tổng dư nợcủa ngân hàng đến cuối tháng 6 chỉ đạt 8% nên “gánh nặng” chỉ tiêu còn lạidồn cả vào 6 tháng cuối năm. Trong khi đó, lãi suất huy động phải giảm mạnhtheo lộ trình làm tăng lo ngại khó thu hút người gửi tiền. “Chúng tôi cũngmuốn giảm lãi suất để mở rộng tín dụng, song chỉ e không có vốn mở rộng”,ông Phước nói. Hầu hết lãnh đạo các ngân hàng cùng có chung mối lo này.

"Nặng gánh" tăng trưởng tín dụng

Một nhân viên tín dụng Ngân hàng Vietcombank cho biết, vẫn có khách hàng làtổ chức kinh tế có lượng tiền gửi lớn yêu cầu phải được trả lãi suất huyđộng tới 13% một năm. “Đề nghị này rất mâu thuẫn với đòi hỏi phải giảm mạnhlãi suất cho vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh”, Tổng thư ký Hiệp hội Ngânhàng Việt Nam Dương Thu Hương nhận xét.

Trường hợp doanh nghiệp có vốn, song không muốn đầu tư sản xuất mà dành gửingân hàng lấy lãi không phải chuyện hiếm bởi nền kinh tế phục hồi còn chậm,doanh nghiệp bị “bó” đầu ra. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến1/6, lượng hàng công nghiệp tồn kho tăng tới 27,5% so với cùng kỳ năm 2009.Điều đó dự báo khả năng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ở khu vực sản xuất vớicác ngân hàng không dễ thực hiện.

Một lãnh đạo Ngân hàng Agribank chia sẻ thêm, khoảng cách giữa lãi suất huyđộng và lãi suất cho vay hiện quá hẹp làm tăng sức ép lợi nhuận của các ngânhàng. Theo ông này, để giảm mặt bằng lãi suất, kích thích tăng trưởng kinhtế, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ như thôngqua các nghiệp vụ thị trường mở hoặc trực tiếp hỗ trợ các NH bằng cách bơmvốn…, thay vì cách can thiệp nặng về biện pháp hành chính như hiện nay.

Theo Hải Đường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.