“No dồn” tín dụng cuối năm

Như vậy, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc cuối năm phải tăng nhanh tín dụng để đạt chỉ tiêu kế hoạch. Nếu điều đó diễn ra có thê dẫn đến tình trạng “no dồn” tín dụng và gây nên những rủi ro khác.

Trong đợt tổng kết năm 2009 và đề ra nhiệm vụ năm 2010, NHNN đã phát đi tínhiệu rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 là khoảng 25%. Tuy nhiên,theo các cơ quan chức năng thông báo, ước tính đến 30/6/2010, tổng dư nợ tíndụng đã tăng 10,52% so với cuối tháng 12/2009.

Như vậy, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc cuối năm phải tăng nhanh tín dụng đểđạt chỉ tiêu kế hoạch. Nếu điều đó diễn ra có thê dẫn đến tình trạng “no dồn”tín dụng và gây nên những rủi ro khác.

Kinh nghiệm ở VN  cho thấy, khi tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạtthấp, các cấp thường có khuynh hướng nới lỏng mạnh tín dụng vào 6 tháng cuốinăm và  cách ứng xử như vậy có gì đó vẫn theo dáng dấp thời kỳ kế hoạch hóalà “chạy cho kịp chỉ tiêu kế hoạch”.

Chạy cho kịp kế hoạch

Năm 2007 và 2009 cho thấy, khi đầu năm nền kinh tế có vẻ hơi khó khăn, việc nớilỏng tín dụng 6 tháng cuối năm đã đưa đến tín dụng tăng vọt rất cao (năm 2007tăng trưởng tín dụng là 53% so với 2006; và tương tự năm 2009, cả năm tăngtrưởng tín dụng đạt gần 38% so với 2008.

Các hình thức nới lỏng dẫn đến tăngtrưởng tín dụng dồn dập vào cuối năm do các hình thức/biện pháp vĩ mô và vi mônhư: NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ ( hạ lãi suất tái cấp vốn, hạ lãi suất cơbản, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc,...); các NHTM hạ điều kiện cho vay hơn (dễ dàngcho vay hơn), hạ lãi suất...; DN cũng mạnh dạn vay hơn (chấp nhận lãi suất caohơn chẳng hạn...).

Điều đáng chú ý rằng, trong những năm gần đây, khi chuyển từ thái cực tăngtrưởng tín dụng chậm sang thái cực tăng thì đà tăng trưởng tín dụng thường rấtmạnh, có khi tuột khỏi tay NHNN (như năm 2009, khi đầu năm NHNN đưa ra tăngtrưởng tín dụng là 25% thì cuối năm tăng lên 38% so với 2008).  Như vậy, thực tếcho thấy, khuynh hướng tăng trưởng tín dụng ở VN thường có đà tăng nóng ngay saumột đợt tăng trưởng chậm hoặc đình trệ.

Ảnh hưởng tiêu cực hay hệ lụy của tình trạng này thường được đề cập là: trongngắn hạn là hiện tượng tăng mạnh, đột biến giá chứng khoán (năm 2009); trongtrung hạn và cả ngắn hạn là lạm phát đi kèm với giá chứng khoán tăng liên tục,giá bất động sản tăng (năm 2007)...

“No dồn” tín dụng cuối năm
Các NHTM hiện nay có lãng quên quản lý rủi ro?

Các báo cáo và nghiên cứu của WB và IMF chorằng, tăng trưởng tín dụng ở VN dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn,nhưng trong trung hạn lại là lạm phát (độ trễ của tác động  của tăng trưởng tíndụng và tăng lạm phát từ 5-6 tháng). Với cách truyền dẫn như vậy, có thể dẫn đếnviệc người ta chấp nhận tăng trưởng tín dụng nhanh để đạt được tăng trưởng kinhtế (GDP) nhanh trong ngắn hạn. Việc hạn chế lạm phát cần các giải pháp trung hòakhác (can thiệp trung hòa).

Cảnh báo rủi ro

Với cách ứng xử chính sách như quá khứ về tăng trưởng tín dụng,  theo các chuyêngia tài chính cho rằng, khu vực ngân hàng này hiện và trong 6 tháng tới vẫn cónhững rủi ro khá cố hữu và là khá cơ bản, do tình trạng no dồn tín dụng:

- Rủi ro đồng tiền/tỷ giá: Theo dõi diến biến thị trường cho thấy, tín dụng đãtăng dần qua các tháng đầu năm 2010. Ước tính đến 30/6/2010, tổng dư nợ tín dụngtăng 10,52% so với cuối tháng 12/2009. Theo đó, dư địa để đẩy mạnh tăng trưởngtín dụng theo chỉ tiêu dự kiến cả năm 2010 (25%) trong 6 tháng còn lại là khálớn. Điểm đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2010 là tăng trưởng tín dụng ngoại tệước tính đến hết tháng 6 tăng tới 27,5% so với tháng 12/2009 (cho dù tốc độ gầnđây đã giảm dần). 

Điểm khá nổi bật khác cũng cần chú ý là: trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệtăng đột biến (nếu theo số liệu của NHNN thì khoảng 23 - 24%, thay vì con số27,5% nói trên), trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm lạichỉ tăng 3,09%. Như vậy, nếu chênh lệch quá lớn này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đếnmất cân đối về đồng tiền và khả năng cân đối vốn trong thời gian tới ở khu vựcngân hàng.

“No dồn” tín dụng cuối năm

Gần đây lãi suất huy động USD đã tăng nhanh chóng: trước đây, lãisuất huy động USD phổ biến quanh 4,5%/năm, thì từ cuối tháng 6 nhiều ngân hàngđã tiếp cận mốc 5%/năm. Một số thành viên đã nâng lên tới 5,25 - 5,5%/năm. Nhữngdấu hiện này một mặt cho thấy, các NHTM đang cùng DN dẫn nhau đi về hướng rủi rotỷ giá cao hơn.

Trên góc độ vĩ mô, điều này có thể dẫn đến sức ép tỷ giá khi các hợp đồng tíndụng cùng đến hạn và các doanh nghiệp cùng đồng thời có nhu cầu ngoại tệ, hoặckhi USD lên giá so với VND thì khả năng tái tạo ngoại tệ của DN có đảm bảo? Mộtsố chuyên gia cho rằng, với tình hình lãi suất VND cao hơn quá nhiều với lãisuất USD và các lý do khác đang làm DN chấp nhận rủi ro tỷ giá một cách quá mứchơn bình thường.

Về vấn đề này, tại hội thảo về quản lý và giám sát tài chínhcông, được tổ chức ngày 2/7 mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa (Phó Chủ tịch Ủy ban Giámsát tài chính tiền tệ quốc gia) cho rằng,  USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụtthương mại của VN đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vaytín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá...

- NHTM chấp nhận rủi ro quá  mức.Với diễn biến tăng trưởng như 6 tháng đầu nămvà nếu có nới lỏng tín dụng khác, cộng với sức ép của vốn điều lệ đã tăng (theoquy định về mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ vào cuối năm 2010), các NHTM sẽphải giảm thấp điều kiện tín dụng để đẩy vốn ra. Hay nói cách khác, các NHTMchấp nhận mức rủi ro hơn và có thể là quá mức.

Điều đó có thể là vấn đề về chấtlượng tín dụng trong tương lai, nhất là khi các NHTM chưa thực sự chú trọng đếntăng cường quản lý rủi ro. Về vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa cũng tỏ ý lo ngạirằng các NHTM hiện nay đang lãng quên quản lý rủi ro, trong khi lượng vốn, tàisản của các NHTM đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Nếu tăng trưởng tín dụng quá mức hấp thụ của khu vực sản xuất và thiếu kiểm soát phù hợp thì tín dụng sẽ chảy đến không đúng địa chỉ cần đến.

- Tín dụng chạy vào vùng rủi ro, đầu cơ, bong bóng... Thời gian qua, Chínhphủ đã có rất nhiều nỗ lực để nắn dòng vốn tín dụng NHTM đi đến đúng địa chỉcủa nó là khu vực sản xuất vật chất (DN sản xuất). Mặc dù vậy, quá khứ chothấy, khi tín dụng tăng mạnh, thì trào lưu luồng tiền chảy mạnh vào chứngkhoán, vàng, đầu cơ bất động sản... là khá mạnh. Có nghiên cứu chỉ ra rằng,có mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng với giá chứng khoántrên sàn chứng khoán HCM (HoSE).

Điều đó gợi ý rằng, nếu tăng trưởng tíndụng quá mức hấp thụ của khu vực sản xuất và thiếu kiểm soát phù hợp thì tíndụng sẽ chảy đến không đúng địa chỉ cần đến. Khi tín dụng tăng trưởng quámức (với điều kiện hạ thấp hơn và kiểm soát lỏng lẻo hơn,...) thì sẽ có thểtạo nên hiệu ứng bong bóng chứng khoán, bong bóng nhà đất... Khi đó, nềnkinh tế sẽ trở nên rủi ro hơn. Bài học về bong bóng nhà đất do tăng trưởngtín dụng ở Mỹ năm 2007 và ở Trung Quốc thời gian qua là bài học cho nhiềunước trên thế giới.

Theo ThS LêVăn Hinh
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.