Ngân hàng ngoại “ngại” lộ trình tăng vốn

Đại diện cho hơn 30 chi nhánh, văn phòng đại diện các ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng nước ngoài tại Việt Nam, ông Tom Tobin, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, đã kiến nghị tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về những bất hợp lý trong dự thảo quy định vốn điều lệ và việc áp trần hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng

Lộ trình tăng vốn điều lệ lên 5 - 10 nghìn tỷđồng như dự kiến có thể là rào cản khó vượt đối với nhiều ngân hàng. Đó làquan điểm của Nhóm công tác ngân hàng (BWG), được đưa ra tại Diễn đàn Doanhnghiệp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Đại diện cho hơn 30 chi nhánh,văn phòng đại diện các ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng nước ngoàitại Việt Nam, ông Tom Tobin, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, đã kiến nghị tới Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước về những bất hợp lý trong dự thảo quy định vốn điều lệvà việc áp trần hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng.

Chưa “chốt” yêu cầu vốn điều lệ

Trong kỳ họp Quốc hội lần này, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được Quốchội xem xét, thảo luận và có thể được thông qua. Để chuẩn bị cho việc áp dụngLuật Các tổ chức tín dụng mới, Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng dự thảo quyđịnh vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng.

Theo ông Tom Tobin, mức vốn pháp định bắt buộc 5 nghìn tỷ đồng và 10 nghìn tỷđồng theo quy định tại dự thảo này, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại đếncuối năm 2012 và 2015, là những mức vốn lớn và nhiều ngân hàng sẽ không thể đạtđược.

Một số phân tích gần đây cũng đặt ra tình huống một số ngân hàng nhỏ, tiềm lựcyếu có thể sẽ phải sáp nhập, thậm chí giải thể nếu quy định này được chốt cứngnhư tại dự thảo của Ngân hàng Nhà nước.

Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cũng lưu ý thêm rằng, dự thảo kể trên chưa có quyđịnh về mức vốn pháp định áp dụng cho chi nhành ngân hàng nước ngoài, vì vậy đềnghị ban soạn thảo rà soát và bổ sung thêm.

Trước những lo ngại kể trên, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiếngiải thích rằng, việc quy định vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng là nhằm nângcao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhậphiện nay, và đây cũng là điều kiện để cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệuquả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngân hàng ngoại “ngại” lộ trình tăng vốn

Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn chưa đưa ra mức quy định cụ thể về số vốn pháp định áp dụng với chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Riêng với số vốn pháp định ápdụng với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ông Tiến cho biết, Ngân hàng Nhà nướchiện cũng đang nghiên cứu và chưa đưa ra mức cụ thể.

“Tuy nhiên, vốn tối thiểu áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽphải được quy định phù hợp, tương ứng với lộ trình vốn tối thiểu của các ngânhàng thương mại trong nước”, ông Tiến cho biết.

Cũng theo vị lãnh đạo cấp cao từ Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, dự thảo về vốnpháp định của các ngân hàng thương mại vẫn chưa trình Chính phủ, mà còn đangtrong quá trình soạn thảo. “Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét, lắng nghe các ý kiến,cũng như nghiên cứu các thông lệ tốt nhất của các hệ thống tài chính khác”, ôngTiến trấn an.

Áp trần hạn mức cho vay để đảm bảo công bằng

Cũng nằm trong các vấn đề kiến nghị của BWG, là điều 128 của dự thảo, quy địnhtổng mức tín dụng cấp cho một khách hàng không vượt quá 15% tổng vốn chủ sở hữucủa một ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, hoặc một chi nhánh ngân hàng nướcngoài khi cho vay.

Theo ông Tobin, tất cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nayđều duy trì mức hạn mức cho vay đối với một khách hàng là 15% vốn chủ sở hữu củangân hàng mẹ. Và vì thế, nếu điều 128 được áp dụng, các chi nhánh ngân hàng nàysẽ phải tìm nguồn tài trợ từ ngân hàng mẹ cho các khoản vay vượt quá hạn mức15%.

“Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng vay nợ nước ngoài của Việt Nam, cản trở chinhánh nước ngoài của các ngân hàng nhỏ trong việc kinh doanh tại Việt Nam, và sẽlà trở ngại lớn đối với các thành viên mới gia nhập thị trường hoặc các hoạtđộng tiếp tục đầu tư”, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam phân tích.

Ông Tobin cũng lưu ý thêm, nếu theo Nghị định 22, các khoản vay của chi nhánhngân hàng nước ngoài phải dựa trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng mẹ. “Chúng tôiđề xuất sửa đổi điều 128 phù hợp với các quy định hiện hành”, ông nói.

Phản hồi ý kiến trên, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: “Quy định nàykhông có hồi tố, không bắt buộc ngân hàng mẹ phải xuất đủ vốn cho các chi nhánhtheo những lo ngại của BWG. Điều này cũng phù hợp với những tư vấn của tổ chứcquốc tế, cũng như thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiêncứu kỹ hơn”.

Đồng tình đây là một điểm mới, nhưng ông Tiến cho rằng quy định này là cần thiết,vì phù hợp với chính sách đối xử với chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hộinhập WTO của Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự công bằng với các ngân hàng trongnước.

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.