Nhiều ngân hàng sẽ không kịp nâng tỷ lệ an toàn vốn?

Ngày 2052010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 132010TTNHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tư này thay thế Quyết định 4572005QĐNHNN và một số văn bản liên quan của Ngân hàng Nhà nước

Nhiều ngân hàng cho biếtkhông thể thực hiện yêu cầu nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% đúnghạn mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy địnhvề các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tưnày thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và một số văn bản liên quan của Ngânhàng Nhà nước.

Một quy định mới quan trọng trong thông tư trên, theo Điều 4, là các tổ chức tíndụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷlệ an toàn vốn riêng lẻ).

Cũng theo Điều 4, tổ chức tín dụng phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhấttheo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theoquy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơsở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ antoàn vốn hợp nhất).

Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các tổ chức phải đảm bảo được nâng từ 8%lên 9%. Thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ lệ mới là từ ngày 1/10/2010.

Sau gần ba tháng ban hành Thông tư, còn chưa đầy hai tháng nữa là có hiệu lực,nhiều ngân hàng thương mại cho biết sẽ không thể thực hiện được quy định mớitheo thời hạn trên.

Thông tin này được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đưa ra và có trong văn bảnvừa gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nhiều ngân hàng sẽ không kịp nâng tỷ lệ an toàn vốn?
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa để các ngân hàng thực hiện nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% (Ảnh: Reuters)

Cụ thể, theo văn bản trên, nhiều ngân hàng cho biết không thể thực hiện đượcviệc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% vào thời điểm quy định mới cóhiệu lực.

Nguyên do là họ phải có thời gian để điều chỉnh tài sản có rủi ro và phụ thuộcvào việc tăng vốn điều lệ của mình, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại quymô nhỏ và các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào vốn ngân sách nhà nước cấp.

Bên lề vấn đề này, sau khi thông tư trên ban hành, thị trường chứng khoán cũngđã đón nhận những chuyển động liên quan đến việc chuẩn bị cho việc thực hiện quyđịnh mới.

Đầu tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)thông báo bán bớt 5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Việt Nam (Eximbank). Một trong những mục đích chính của hoạt động bán ra đólà nhằm cải thiện vốn tự có, chuẩn bị cho việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu 9%. Mục đích này cũng được Eximbank đề cập đến trong nội dung đại hội cổđông bất thường vừa qua.

Nhiều ngân hàng sẽ không kịp nâng tỷ lệ an toàn vốn?

Cũng ở trường hợp Vietcombank, việc đảm bảo tỷ lệ trên còn gặp khó khăn trong kếhoạch tăng vốn điều lệ, phải sau gần hai năm mới hiện thực, do những vướng mắc ởkhâu chấp thuận của cơ quan chức năng…

Ở một trường hợp khác, mới đây Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) cũng vừađược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cấp bổ sung vốn để nâng vốn điều lệlên 3.000 tỷ đồng. MHB theo đó có thêm điều kiện để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn.

Tuy nhiên, như thông tin từ VNBA, nếu nhiều ngân hàng đến hạn 1/10/2010 khôngđảm bảo được tỷ lệ 9% thì hướng xử lý sẽ như thế nào? Dĩ nhiên khi ấn định thờiđiểm áp dụng, Ngân hàng Nhà nước hẳn cũng đã tính toán một lộ trình, nhưng lộtrình đó đã hoàn toàn hợp lý?

Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, VNBA đề xuất xem xét giãn tiếnđộ thực hiện Thông tư 13 nói trên để phù hợp với thực tiễn hoạt động của cácngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay.

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.