Soát xét báo cáo tài chính: Những con số bất ngờ

Bất ngờ BCTC hợp nhất và hậu soát xét Từ quý IV2008 tới quý I2010, CYCP nước giải khát Sài Gòn Tribeco (TRI) liên tiếp thua lỗ. Thậm chí, vào cuối quý I2010, trong văn bản giải trình gửi Sở GDCK TP.HCM, lãnh đạo TRI còn cho biết dự kiến năm 2010 công ty lỗ 57 tỷ đồng và xác định năm 2011 hòa vốn, năm 2012 mới bắt đầu có lãi

Năm2008, TTCK Việt Nam có trường hợp gây sốc là CTCP Bông Bạch Tuyết biến lỗ thànhlãi trong nhiều năm liền, gây xói mòn niềm tin của NĐT. Hiện tại, sau khi côngbố báo cáo tài chính (BCTC) quý 2/2010 (đã soát xét), thị trường lại bất ngờchứng kiến hiện tượng tương tự tại không ít DN, nhưng "sắc thái" năm nay có khác:nhiều DN báo lãi thành lỗ, lãi nhiều thành lãi ít.

Bất ngờ BCTC hợp nhất và hậu soát xét

Từ quý IV/2008 tới quý I/2010, CYCP nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI) liêntiếp thua lỗ. Thậm chí, vào cuối quý I/2010, trong văn bản giải trình gửi SởGDCK TP.HCM, lãnh đạo TRI còn cho biết dự kiến năm 2010 công ty lỗ 57 tỷ đồng vàxác định năm 2011 hòa vốn, năm 2012 mới bắt đầu có lãi. Liên tiếp hai năm 2008và 2009 TRI đều thua lỗ, nếu kế hoạch của TRI thành hiện thực, đồng nghĩa vớiviệc cổ phiếu TRI sẽ bị ngưng niêm yết trên sở GDCK sau năm 2010.

Tuy nhiên,tại ĐHCĐ thường niên vào giữa tháng 6/2010, TRI vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận trướcthuế năm 2010 là 1,86 tỷ đồng theo phương án cấu trúc Công ty bằng cách bán phầnvốn góp trong các công ty con là TRIBECO Bình Dương (nắm 36%) và TRIBECO MiềnBắc (nắm 80%). Mặc dù vậy, không mấy cổ đông của TRI an tâm, bởi lẽ năm 2009Công ty đặt chỉ tiêu lợi nhuận 17 tỷ đồng, nhưng thực tế lỗ hơn 86 tỷ đồng.

Lo ngại này càng có cơ sở khi TRI công bố kết quả kinh doanh hợp nhất công ty mẹ quýII/2010 lỗ gần 20 tỷ đồng. Vậy nhưng, khi TRI công bố kết quả kinh doanh hợpnhất, con số lợi nhuận bỗng thay đổi 180 độ, lãi quý II gần 43 tỷ đồng, lũy kế 6tháng đầu năm hơn 14 tỷ đồng.

Theo giải trình của TRI, doanh thu từ việc suy thoái vốn theo nghị quyết ĐHCĐ đãgiúp công ty mẹ thu về 72 tỷ đồng. TRI cũng cho biết, BCTC hợp nhất của Công tyđã phản ánh đúng cho việc chuyển nhượng vốn này được thực hiện đúng vào ngày30/6.

Tân binh mới chào sàn HOSE là cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai cũng gâysự chú ý đặc biệt khi BCTC qua soát xét cho thấy, lợi  nhuận sau thuế của cổđông công ty mẹ tăng từ 13,4 tỷ đồng lên 61,4 tỷ đồng (tăng 3,6 lần). Giải trìnhcủa QCG cho biết, một trong các lý do quan trọng dẫn đến sự thay đổi trên làdoanh thu từ hoạt động chính được điều chỉnh tăng 177 tỷ đồng.

QCG lý giải, theo yêu cầu của Công ty kiểm toán Ernst&Young, trong báo cáo soátxét QCG đã ghi nhận thêm doanh thu bán một dự án bất động sản hơn 204 tỷ đồngnên dẫn đến sự thay đổi trên. Thời điểm QCG lập BCTC quý II, việc chuyển giaotài sản diễn ra, nên Công ty chưa ghi nhận lợi nhuận.

Soát xét báo cáo tài chính: Những con số bất ngờ
(Ảnh minh họa)

Một trường hợp khác gây ngạc nhiên lớn hơn là CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC).Theo ý kiến của kiểm toán viên - Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam, đối vớithành phẩm và hàng hóa, PLC đang áp dụng phương pháp giá hạch toán (phương pháptương đương với giá kế hoạch và giá định mức).

Nếu thực hiện phân bổ chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế theo đúngphương pháp thì giá vốn bán hàng của PLC trong 6 tháng đầu năm 2010 sẽ giảm gần130 tỷ đồng và lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng.

Như vậy, nếu PLC thực hiện điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên thì giá vốnbán hàng sẽ giảm xuống 562,7 tỷ đồng (giảm 18,7%) còn lợi nhuận sau thuế tănglên 212 tỷ đồng (tăng 157,8%). Cần nhắc lại, năm 2009, kiểm toán viên củaDeloitte cũng nêu ý kiến tương tự rằng, nếu lợi nhuận của PLC có thể tăng thêm52 tỷ đồng so với con số đã phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Những trường hợp nêu trên mang tính điển hình khi các con số công bố có sự chênhlệch lớn trong 6 tháng đầu năm. Một số DN bất ngờ sa sút cũng đang được NĐT quantâm như Kinh Đô (lỗ do tríchlập dự phòng), Bibica (lỗ liên quan đến trích lập triết khấu khấu hao và phân bổchi phí quảng cáo...).

Các DN có kết quả kinh doanh thay đổi khá lớn sau soát xét hay hợp nhất theochiều hướng giảm có Ngân hàng Eximbank (lợi nhuận giảm 110 tỷ đồng sau soát xét),Ngân hàng Vietinbank (giảm 552 tỷ đồng lợi nhuận khi hợp nhất)...

Một đại diện của Sở GDCK TP.HCM cho biết, ngày 20/08 là hạn cuối để các DN niêmyết nộp BCTC 6 tháng đầu năm hợp nhất và ngày 30/8 là hạn cuối nộp BCTC hợp nhấtsoát xét.

Đại diện này cho biết thêm, với các BCTC đã gửi về Sở, các trường hợpvênh số liệu giữa BCTC công ty mẹ trước và sau soát xét không nhiều. Với cáctrường hợp vênh số liệu, Sở đã và đang yêu cầu DN giải trình, trong đó có một sốDN có chênh lệch lớn, thông tin giải trình lần 1 chưa rõ ràng, Sở đang yêu cầutiếp tục giải trình lần 2.

Kịch bản lợi nhuận "mềm"?

Soát xét báo cáo tài chính: Những con số bất ngờ

Ông Lê Chí Đạt, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM nhận xét,BCTC bán nên theo quy định phải qua soát xét và có ý kiến nhận xét của kiểm toánviên.

Tuy nhiên, đây chưa phải là báo cáo kiểm toán nên ý kiến của kiểm toánviên chỉ dừng lại ở mức lưu ý NĐT về một số yếu tố cần chú ý hay bất thường. Vàocuối năm, khi thực hiện kiểm toán, DN bị yêu cầu điều chỉnh và hạch toán đúngtheo thời điểm phát sinh. Nếu DN không thực hiện, kiểm toán viên có thể từ chốihay ghi ý kiến ngoại trừ để NĐT lưu ý.

Theo ông Đạt, các chuẩn mực kiểm toán không thể bao quát được hết những vấn đềphát sinh nên các DN vẫn có một không gian khá rộng để điều chỉnh lợi nhuận theomục đích quản trị DN trong mỗi giai đoạn. Đây là mức lợi nhuận "mềm" có thể thayđổi theo các bút toán kế toán.

Ông Đạt cho biết, việc "quản trị" lợi nhuận của DN diễn ra khá phổ biến trên thếgiới, với hai mục đích khác nhau. Chẳng hạn, DN có lợi nhuận nhưng chọn thờiđiểm công bố vào các đợt IPO, phát hành thêm nhằm thu hút sự quan tâm của NĐT đểđợt chào bán thành công.

Tuy nhiên,cũng không hiếm trường hợp quản trị viên tận dụng lợi thế về tiếp cận thông tin,không công bố những thông tin quan trọng như lợi nhuận đột biến nhằm trục lợi cánhân. Điều này xảy ra khá thường xuyên ở các thị trường kém minh bạch.

"Hiện tại, các thông tin vĩ mô đang quyết định xu hướng thị trường và tác độngđến giá cổ phiếu. Qua một số DN công bố lợi nhuận khiêm tốn có thể liên tưởngđến kịch bản DN muốn "ém" lợi nhuận, chọn hạch toán hay công bố ở một thời điểmthuận lợi hơn", ông Đạt nói.

Theo Đầutư chứng khoán



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.