"Tâm bão" đi vào nội đô

"Đóng cọc" vào trung tâm Hà Nội

Sau khi có lệnh dừng các dự án cao tầng tại 4 quận nội thành của Thủ tướng Chínhphủ, mới đây thành phố Hà Nội lại kiến nghị cho phép 223 dự án nhà cao tầng đượcthực hiện tại 4 quận nội thành Hà Nội.

"Đóng cọc" vào trung tâm Hà Nội

Theo báo cáo ngày 11-6 của UBND thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ thì từđầu năm 2008 đến tháng 4-2010, tại 4 quận nội thành Hà Nội có 223 dự án nhà caotầng (9 tầng trở lên, có dự án gồm vài toà nhà). Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm có19 dự án; quận Ba Đình có 60 dự án; quận Hai Bà Trưng có 53 dự án; quận Đống Đacó 91 dự án.

Hoàn Kiếm, dù với diện tích khá khiêm tốn, lại bao quanh hồ Gươm, nhưng hiện cóđến 17 dự án nhà cao tầng. Các dự án chủ yếu tập trung tại các trục đường quantrọng như Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh...

Xếp vào hàng "đại gia" trong nhóm các dự án này là công trình hỗn hợp tại số 40Hàng Bài của Tổng cục Cảnh sát. Tại đây dự kiến mọc lên các toà nhà cao 24m, 32mvà 40m. Cách đó vài chục mét là dự án toà nhà cao 32 m của Công ty CP điện tửT&T.

Song song với dự án này là dự án toà nhà văn phòng của Tổng công ty Lương thựcMiền Bắc với độ cao đến 46m ngay tại số 6 Ngô Quyền. Gần đó, tại số 16 Phan ChuTrinh là dự án toà nhà văn phòng thương mại và dịch vụ VIBank có độ cao đến44,8m...

"Tâm bão" đi vào nội đô

Tại quận Hoàn Kiếm, có một số dự án thuộc loại cao chót vót như: Dự án xây dựngtòa nhà 21 tầng của Cty Du lịch và Thương mại Hoàng Ngân (198 Trần Quang Khải);Toà nhà văn phòng làm việc và cho thuê của Công ty CP Him Lam chi nhánh Hà Nộitại số 17 Tôn Đản và 210 Trần Quang Khải có độ cao đến 72m.

Toà nhà cao nhất tại quận Hoàn Kiếm thuộc về dự án của Công ty CP Sông Hồng tạisố 4 Trần Hưng Đạo với độ cao đến 74m. Ngay tại số 76 Hàng Trống và 39 Lý QuốcSư cũng có dự án xây dựng khách sạn Hồ Gươm cao 9 tầng...

Tại quận Ba Đình, chỉ trong hơn một năm qua cũng có đến 60 dự án nhà cao tầng.Các nhà cao tầng chủ yếu thuộc nhóm các dự án nhà ở, văn phòng, trung tâm thươngmại. Tại quận này, số toà nhà từ 15 đến trên 20 tầng khá nhiều, có toà nhà caođến 50 tầng.

"Tâm bão" đi vào nội đô

Có thể thấy, trong thời gian vừa qua, Đống Đa một trong những quận phát triển hạtầng kỹ thuật yếu nhất; tình trạng ùn tắc giao thông và úng ngập diễn ra phứctạp nhất thành phố, nhưng quận này lại đang đón nhận "tâm bão" bất động sản với91 dự án nhà cao tầng. Nhiều dự án, công trình với cái tên hoa mỹ, với chiều caoấn tượng sẽ được mọc lên tại địa bàn này.

Các dự án như dự án 97 Láng Hạ (27 tầng) của công ty CP Bất động sản Dầu khí;Toà nhà Hông Kông Tower cao 20 tầng (243 Đê La Thành). Tại điểm nóng về ùn tắcgiao thông (Cát Linh - Giảng Võ) sẽ mọc lên toà nhà 25-30 tầng của Nhà Xuất bảnGiáo dục…

Xếp thứ ba trong số 4 quận nội thành có nhiều dự án nhà cao tầng là Hai Bà Trưng(53 dự án). Người dân sẽ vô cùng ngạc nhiên khi hàng loạt con phố yên tĩnh củaquận này một ngày nào đó sẽ náo nhiệt, ngột ngạt bởi các cao ốc chọc trời.

Cho tiếp tục xây là chưa phù hợp

KTS Ngô Huy Giao cho biết: Trước đây cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng có lệnhcấm xây dựng nhà cao tầng tại 4 quận nội thành. Nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội -Lê Ất Hợi đã buộc nhiều nhà đầu tư phải đi đầu tư nơi khác thay vì mon men quanhHồ Gươm. Và nay chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, Hà Nội đã chấp thuận cho 223 dựán nhà cao tầng tại 4 quận nội thành.

"Điều mà dư luận hoan nghênh là việc Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạodừng các dự án cao tầng tại trung tâm Hà Nội. Vậy mà thành phố lại kiến nghị chotiếp tục" - KTS Ngô Huy Giao đặt vấn đề.

Mật độ dân số 4 quận (cũ) Hà Nội gấp 5 lần ở Hồng Kông và Singapore

Theo thống kê, tại 4 quận nội thành có mật độ dân số rất cao. Cụ thể, Đống Đa: 36.700 người/km²; Hai Bà Trưng (32.000 người/km²); Hoàn Kiếm (32.200 người/km²); Ba Đình (25.200 người/km²). Đối chiếu với một số thành phố được coi là các đô thị nén có mật độ dân số cao như Hông Kông (6.500 người/km²); Singapore (6.400 người/km²).

Theo báo cáo mới đây của UBND TP Hà Nội thì trong số 223 dự án nhà cao tầng,thành phố kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục thực hiện gần như toàn bộ. Số dựán cần được xem xét để rà soát đảm bảo phù hợp định hướng phân vùng kiểm soátphát triển không gian vào khoảng trên 10 dự án.

Bình luận về kiến nghị này của Thành phố, nhiều chuyên gia cho rằng đây là việclàm thiếu thận trọng. Tiêu chí các dự án được đề nghị tiếp tục triển khai chủyếu mới căn cứ vào việc thực hiện các thủ tục đầu tư của chủ đầu tư mà chưa căncứ vào tính phù hợp của quy hoạch, không gian đô thị tại khu vực nội thành...

Theo KTS Ngô Huy Giao, công tác quản lý đô thị cần phải cương quyết. Do thiếucương quyết nên bộ mặt kiến trúc đô thị Hà Nội mới như ngày hôm nay. Còn việc "kêu"doanh nghiệp phá sản vì dừng các dự án để gây áp lực với Thủ tướng là không nênvà không thể có chuyện phá sản. "Chúng ta vì một số doanh nghiệp hay vì Thủ đôtrong tương lai?" - KTS Ngô Huy Giao hỏi.

Theo nhiều chuyên gia, nếu Hà Nội tiếp tục cho triển khai xây dựng 223 toà nhàcao tầng tại nội đô, hạ tầng đô thị sẽ thê thảm, kiệt quệ vì nạn ùn tắc giaothông, úng ngập đô thị và thiếu trường học, khu vui chơi...

Hà Nội sẽ không còn nét đặc trưng mà thay vào đó là thành phố của những "rừngcọc bê tông", những ùn tắc, khói bụi và úng ngập. Hiện dân số tại 4 quận nộithành đã khoảng 1,2 triệu người, gấp 1,5 lần so với con số khống chế theo quyhoạch (80 vạn dân).

Theo Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.