Thị trường BĐS Hà Nội trước đại lễ sẽ khởi sắc

Hà Nội cũng ghi nhận sự tăng trưởng nguồn vốn FDI đăng ký trong quý này, với 70 triệu USD được đăng ký đầu tư vào 75 dự án, so với con số 30 triệu USD cho 60 dự án trong quý trước. Số lượng dự án FDI tăng, cùng với sự tăng đáng kể về mức đầu tư đánh dấu sự tin tưởng của nhà đầu tư vào kinh tế Hà Nội.

Kinh tế Hà Nội tiếp tục có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh và hàng loạt dựán hạ tầng đang được chạy đua để hoàn thành trước dịp đại lễ 1000 năm ThăngLong. Tín hiệu vui này liệu có làm thị trường BĐS khởi sắc?

Dấu hiệu kinh tế lạc quan

Báo cáo của các bộ ngành có liên quan cho thấy, kinh tế Hà Nội tiếp tục cónhững dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong Quý 2/2010. Tăng trưởng GDP trong 6tháng đầu năm tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức trungbình 6,2% của cả nước.

Nhập khẩu tăng 16,67%, và xuất khẩu tăng 11,39% so với cùng kỳ năm trước.Tổng mức nhập khẩu đạt 5,6 tỷ USD, trong khi xuất khẩu ghi nhận ở mức 1,8 tỷUSD.

Hà Nội cũng ghi nhận sự tăng trưởng nguồn vốn FDI đăng ký trong quý này, với70 triệu USD được đăng ký đầu tư vào 75 dự án, so với con số 30 triệu USDcho 60 dự án trong quý trước. Số lượng dự án FDI tăng, cùng với sự tăng đángkể về mức đầu tư đánh dấu sự tin tưởng của nhà đầu tư vào kinh tế Hà Nội.

Với một số lượng ngày càng tăng của các dự án được cấp phép tại Hà Nội, mộtsố chuyên gia cho rằng, lượng người nước ngoài tới làm việc cho các công tyđa quốc gia sẽ là nguồn cầu mua và thuê nhà tiềm năng trong tương lai vớicác không gian sống có chất lượng cao.

Không những vậy, quảng bá du lịch và gia tăng vận tải hàng không sẽ góp phầnthúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Khách quốc tế đến Hà Nội đạt302.000 lượt trong Quý 2 năm nay, so với 229.000 lượt cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của CBRE, tình hình kinh tế trong nửa cuối năm 2010 được xemlà khá lạc quan. Việc tiếp tục rót vốn vào các dự án xây dựng và cơ sở hạtầng chạy đua để hoàn thành trước tháng 10 nhân dịp Đại lễ 1.000 năm ThăngLong - Hà Nội sẽ khuyến khích mức tăng trưởng GDP từ ngành công nghiệp vàxây dựng, ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP của Hà Nội.

Thị trường BĐS Hà Nội trước đại lễ sẽ khởi sắc
Thị trường khách sạn sẽ khởi sắc nhờ ngành du lịch

Trong bối cảnh đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang tới gần, dựkiến mức tiêu dùng nội địa, doanh thu ngành bán lẻ cũng như hoạt động củangành du lịch sẽ tăng mạnh.

Thị trường BĐS sẽ biến động đến đâu?

Tháng 4 vừa qua, Đồ án “Quy hoạch Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và Tầm nhìnđến năm 2050” với xu hướng phát triển về phía Tây đã được công bố rộng rãi,dẫn tới việc giá đất biến động mạnh tại khu vực trên, đặc biệt là Ba Vì, hútsự chú ý của công chúng ra khỏi các mảng thị trường khác, nhất là mảng cănhộ.

Tuy nhiên, sau những động thái của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan,chỉ sau một thời gian ngắn cơn “sốt” đất Ba Vì ngay lập tức đã “đóng băng”.

Theo quy luật thì kênh đầu tư của giới BĐS sẽ lại chuyển sang các phân khúckhác. Và với một nguồn cầu tiềm năng lớn về nhà ở như hiện nay thì không cólý do gì các nhà đầu tư, đầu cơ bỏ qua… nhưng thực tế thì hoàn toàn khác.

Thị trường BĐS Hà Nội trước đại lễ sẽ khởi sắc

Hiện nay thị trường nhà ở căn hộ vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnhviệc tồn đọng vốn từ các dự án trước đó thì điều này có thể lý giải bởinguồn cung tung ra thị trường còn “vênh” nhiều so với nhu cầu.

Mặc dù chưa thống kê đầy đủ nhưng qua con số của CBRE có thể thấy, trong quýII/2010 vừa qua, trong số 4.600 căn hộ mới được chào bán thì số căn hộ cógiá dưới 1.100 USD/m2 chỉ chiếm 40%.

Trong khi đó, phân khúc bình dân được giao dịch trên thị trường toàn Hà Nộiđạt mức tăng trưởng tới 9%. Rõ ràng, nguồn cung phân khúc này còn rất hạnchế khiến thị trường căn hộ ở trong cảnh vừa thiếu, vừa thừa.

Điểm sáng trong quý này là việc Chính phủ đặt mục tiêu hạ lãi suất cho vayxuống 12 - 13% theo Nghị quyết số 23/NQ-CP. Đây sẽ là cơ hội cho những ngườicó nhu cầu mua nhà ở song khả năng vay mượn và chi trả sẽ phụ thuộc rất lớnvào giá căn hộ.

Liên quan đến phân khúc thị trường bán lẻ, trong 6 tháng đầu năm, doanh thubán lẻ cũng tăng đáng kể, khoảng 28,2%, điều đó cho thấy sức tăng của nhucầu tiêu dùng.

Theo nhận định của ông Richard Leech, quý 2 vừa qua Hà Nội đã chứng kiếnnhiều thương hiệu bán lẻ có uy tín trong nước và thương hiệu nhượng quyền mởrộng mạng lưới kinh doanh. Doanh thu và số lượng cửa hàng bán lẻ đều tăng,cho thấy tiềm năng phát triển vững mạnh của thị trường mặt bằng bán lẻ HàNội trong những quý tới.

Không những vậy, thị trường khách sạn cũng sẽ được dự báo là có nhiều chuyểnbiến tích cực khi 6 tháng vừa qua, ngành du lịch Việt Nam nói chung tăngtrưởng mạnh, trong đó, du lịch Hà Nội đã đạt mức tăng trưởng 12% đối vớilượng khách quốc tế, và 13,5% đối với lượng khách nội địa.

Đặc biệt, với Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Chương trìnhkích cầu du lịch của Tổng cục Du lịch trong nửa năm còn lại của 2010, lượtkhách du lịch được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và hiệu suất sử dụng phòng và RevPAR(doanh thu phòng trung bình) của thị trường khách sạn Hà Nội sẽ được cảithiện.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.