NSƯT Hồ Kiểng vui sống ở "cõi trần gian lụp xụp"

Cái giường duy nhất thay cho bàn làm việc đặt trong căn phòng rách. Chính nơi thiếu hụt ánh sáng như thế, diễn viên lão thành đang giữ kỷ lục đóng nhiều vai phụ nhất Việt Nam đã sống trọn đời cho nghệ thuật.

Cái giường duynhất thay cho bàn làm việc đặt trong căn phòng rách. Chính nơi thiếu hụt ánhsáng như thế, diễn viên lão thành đang giữ kỷ lục đóng nhiều vai phụ nhất ViệtNam đã sống trọn đời cho nghệ thuật.

>>

Gặp NSƯT Hồ Kiểngtrong buổi chiều mưa lâm râm tại một chung cư cũ của những năm 80 ở quận 3, TPHCM, ông tiếp đãi khách bằng ly nước mía lề đường, thứ nước mà theo ông "manghương vị quê nhà, giải khát bậc nhất". Căn phòng nhỏ mà cũng là nhà dường nhưquá nhỏ hẹp khi có thêm người chen chân.

Sài Gòn chiều mưabão bỗng không lạnh lẽo mà ấm áp hơn khi được nghe ông - người sống trọn đời chonghiệp diễn - "thuật" lại đời mình.

NSƯT Hồ Kiểng vui sống ở "cõi trần gian lụp xụp"
Nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt của NSƯT Hồ Kiểng

Hồn nhiên sống và yêu nghệ thuật

Trong không gianchưa đầy 15 mét vuông, chiếc giường được bậc diễn viên lão thành quý nhất, bởitrên đó, Hồ Kiểng sống, ăn, ngủ và tiếp khách. Món đồ có vẻ đắt giá nhất làchiếc quạt máy cũ kỹ để ở đầu giường.

"Mấy năm trước cóvị lãnh đạo thành phố đến thăm, cũng ngồi trên chiếc giường này, ngay vị trí nàyhứa cấp cho căn nhà khang trang. Nhưng giờ vẫn chưa thấy đâu", NSƯT Hồ Kiểng hồnnhiên kể. Rồi như chẳng để tâm đến lời vừa nói, ông lại hồ hởi "thế mà hóa ralại hay, khách tới không cần bỏ dép, chủ nhà như bác cũng không phải đầu tư chămchút, để dành thời gian tập trung cho nghệ thuật".

Rồi ông cười. Nụcười cũng hồn nhiên như lời nói. Có thể, bản tính đôn hậu chính gốc con người xứdừa Bến Tre của miền Tây Nam bộ đã ăn sâu vào ông tự lúc sinh ra, để khi lớn lênvà trưởng thành, ông cứ an nhiên sống theo thời cuộc, chẳng khi nào đặt ra bàitoán, bước đi cụ thể cho đời mình.

NSƯT Hồ Kiểng kể,năm 1954, ông đi bộ đội và tập kết ra Bắc. Được 6 năm, ở tuổi 29, ông mới bắtđầu xin theo học tại đoàn kịch Điện ảnh Hà Nội trong vòng bốn năm. Tuy khôngđược coi là sinh viên chính thức, Hồ Kiểng vẫn chăm chỉ học diễn xuất và ratrường với bằng tốt nghiệp đàng hoàng. Năm 1959, phim Chung một dòng sôngđánh dấu lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh của diễn viên Hồ Kiểng.

Ngay cả với điệnảnh, ông cũng tỏ ra "bình chân như vại", không để áp lực của sự nổi tiếng chiphối lòng đam mê nghệ thuật. Nhiều người thắc mắc vì sao cả đời ông chưa một lầnđược giao vai chính trên phim, ông chỉ xuề xòa "thì ai giao gì đóng nấy, đòi hỏilàm gì". Ở tuổi ngoài 80, Hồ Kiểng được trao kỷ lục cho người đóng nhiều vai phụnhất Việt Nam, trở thành điều quý giá nhất của cuộc đời. Chưa một lần ông quênđược bản thân từng có 203 bộ phim, sáng tác 240 bài vọng cổ, tiểu phẩm, hài haythực hiện 664 bài thơ...

Nghe ông kể vanhvách từng con số, nhìn cách ông nâng niu từng bức hình đã cũ đến ố vàng, nhưngđược đặt cẩn thận xung quanh chiếc giường, mới cảm nhận hết tình yêu, lòng saymê mà ông đã hiến cho nghệ thuật.

NSƯT Hồ Kiểng vui sống ở "cõi trần gian lụp xụp"
Căn nhà cũ là căn phòng chứa máy phát điện - nơi NSƯT Hồ Kiểng đã gắn bó gần 30 năm trong cuộc đời.

Sống không người thân với một tráitim nhân tạo

Câu chuyện với bậcdiễn viên lão thành đôi phút bị ngắt quãng bởi những tiếng ho húng hắng. Hỏinghệ sĩ về sức khỏe ở tuổi 85, Hồ Kiểng thật thà cho biết, gần một năm nay, ôngsống bằng quả tim nhân tạo. Hiểu được bệnh tình nên ông tự đặt ra nguyên tắc"không đụng rượu, không sờ thuốc và thường xuyên vận động, ăn uống đạm bạc" chobản thân. Hồ Kiểng đùa: "Tim giả nhưng mà chạy khỏe lắm, không nhờ nó chắc gìbác sống đến giờ này. Sắp tới bác phải đi thay pin. Dạo này nó chạy có vẻ yếu".

Ho rồi lại cười.Cười và kể, kể về chính nỗi đau của bản thân: "Số tôi không có duyên với cunggia trạch, mấy chục năm qua vẫn ở trong căn phòng chứa máy phát điện của khu tậpthể Đài truyền hình TP HCM này đây. Đôi lúc nghĩ người ta có con cái lớn đượcnhờ cậy, được vui vầy. Vậy mà tôi vẫn một mình. Đêm hôm trái gió trở trời, cóchuyện gì cũng chỉ dám nhờ hàng xóm đưa đi bệnh viện. Tụi nó chẳng bao giờ chotôi một đồng, mà khi khó khăn còn về xin tôi tiền".

Chỉ đến lúc này,chút ngậm ngùi mới thấp thoáng trên mặt Hồ Kiểng. Đời ông cũng lắm truân chuyên,trải qua ba đời vợ, có được bốn mặt con nhưng hiện tại, ông đơn độc. Hai đứa conđã mất, hai người còn lại đã yên bề gia thất nhưng không ở cùng. "Mức lương hưucủa tôi hơn một triệu đồng. Còn tham gia phim nữa thì cũng vài chục ngàn cho mộtvai diễn. Ông cụ như tôi phải đong đếm chi tiêu hằng ngày. Làm gì còn mà để dànhcho con", ông rơm rớm nước mắt.

Đến khi nằm liệt giường vẫn mongđược diễn

Những tưởng vớikhối lượng vai diễn và tác phẩm đồ sộ như thế, lẽ ra NSƯT Hồ Kiểng đã có một cơngơi khang trang hơn. Hỏi ông, ông cũng chỉ cười và tự thú "đến tôi còn khônghiểu, mà kệ, tấm lưng còm này còn chỗ dung thân lúc về chiều là được rồi".

Ông nói thêm:"Không cần nhà cao cửa rộng, chỉ cần ngày nào còn sống, còn được đi diễn là mãnnguyện rồi". Hơn 50 năm theo đuổi, Hồ Kiểng đã "kinh" qua đủ loại vai, từ phảndiện, ác ôn như Đồn trưởng trong Rừng xà nu, kẻ chỉ điểm Ba Phi trongHòn Đất, Gián điệp G5 trong Ván bài lật ngửa... đến các loạivai nghèo hèn, dễ lấy thương cảm của người xem như vai ăn mày, đạp xích lô, bácnông dân của Đất phương Nam hay Người đẹp Tây Đô...

NSƯT Hồ Kiểng vui sống ở "cõi trần gian lụp xụp"
Ông hồn nhiên khoe chiếc kính không tròng của mình

Nhắc về chuyệnnghề, ưu phiền trong ông lập tức bay mất. Ông lão vui vẻ, hồn nhiên trở lại, sôinổi kể chuyện. Vai diễn khiến Hồ Kiểng nhớ nhất là người ăn mày trong phim Cát bụi hè đường. Khi đó, ông hóa trang và diễn xuất bên lề đường y nhưthật, đến nỗi người đi đường tạt ngang, cho tiền. Đến khi máy ngừng quay mọingười mới vỡ lẽ. "Tôi nhận được 262.000 đồng và hai ổ bánh mì", ông cười títmắt.

Những niềm vui gópnhặt được như thế chính là động lực để dù chưa một lần được mời vào vai chính,Hồ Kiểng vẫn xông xáo mỗi khi được giao thêm vai phụ mới. "Mỗi vai nhận được,tôi cố hoàn thành một cách tốt nhất. Chỉ cần lột tả được đặc điểm của nhân vậtlà tôi vui. Như vậy là đủ", ông chia sẻ.

Cũng có thể nhờsống hồn nhiên và lạc quan như thế, Hồ Kiểng ở tuổi 85 vẫn minh mẫn và tinh anhlắm. Hằng ngày, người dân ở khu chung cư vẫn thấy ông sinh hoạt tại câu lạc bộhưu trí, vẫn chăm chỉ thực hiện sở thích hằng ngày, ra quán nước mía, vừa thưởngthức thức uống ưa thích vừa ngâm nga thơ, kể chuyện đời:

"Hồ Kiểng đeokiếng không tròng
 Nhưng anh vẫn thấy ngoài, trong cuộc đời
 Dẫu rằng thiên hạ trêu cười
 Kiểng còn nhìn thấu dạ người trắng đen"

(Thơ Hồ Kiểng)

NSƯT Hồ Kiểng sinh năm 1926 tại Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre. Ông tham gia đóng phim từ năm 1959. Năm 1992, Hồ Kiểng được bình chọn là "Diễn viên đa tài đóng được nhiều loại vai chính diện cũng như phản diện".

Năm 1997, Hồ Kiểng được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận ông là "Nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ trong nhiều bộ phim Việt Nam nhất".

Cũng trong năm 2006, Hội đồng xét duyệt Sở Văn hóa Thông tin TP HCM bình chọn Hồ Kiểng là 1 trong 5 nghệ sĩ đạt chuẩn Nghệ sĩ nhân dân.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.