- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
NSƯT Quang Tèo: Tiếng cười đậm chất nông dân
Không thuộc diện "con nhà nòi", NSƯT Nguyễn Tiến Quang sinh ra trong một gia đình nông dân thuần túy. Có lẽ vì thế, khi vào vai nông dân chân đất, anh diễn như… thật.
Không thuộc diện "con nhà nòi", NSƯT Nguyễn Tiến
Quang sinh ra trong một gia đình nông dân thuần túy. Có lẽ vì thế, khi
vào vai nông dân chân đất, anh diễn như… thật.
Giờ hỏi khán giả, rằng có biết nghệ sĩ Tiến Quang là ai không, chắc có đến 99% lắc đầu, không biết. Tên thật của anh từ lâu đã bị từ chối, thay vào đó là nghệ danh Quang Tèo.
Mồ hôi rơi lõm… gạch
Gặp Quang Tèo ngay trước cổng Nhà hát kịch Quân đội, ngồi xếp chân bằng tròn trên cái ghế gỗ ở một quán "cóc" vỉa hè, tôi chỉ thấy một Quang Tèo có cái dáng vẻ anh nông dân đặc sệt, chứ không thấy cái vóc dáng của một Thượng tá quân đội. Rồi lại còn cái giọng kể rủ rỉ rù rì...
Quang Tèo kể rằng, quê anh ở chính cái làng Vòng nổi tiếng với nghề làm cốm. Ngày xưa (cái ngày xưa còn chưa xa) dân làng anh khấm khá được là nhờ làm cốm. Có thể nói, tất cả công to việc lớn như cưới xin, ma chay, cất nhà... đều nhờ vào hạt cốm. Nhưng làm cốm vất vả lắm lắm. Mỗi nhà phải dậy từ sớm tinh mơ, để ra gặt lúa ngoài đồng, mang về. Công việc đều ở ngoài sân, nên tranh thủ làm khi nắng còn chưa gay gắt. Đầu tiên là nhặt lá, suốt lúa, sàng hạt. Rồi vò. Rồi đãi. Hạt ráo nước thì cho vào chảo gang, to như cái chảo quân dụng, rang trên lò đốt bằng củi. Khi rang phải đảo liên tục, hai tay đỏ rực như phải bỏng. Đến lúc giã mới thật vất vả, cực nhọc. Chân giã không được rời khỏi chân cối. Bàn tay giơ cao, nắm chặt vào cái dây "ròng rọc" phía trên, tập trung sinh lực tới mức mồ hôi thánh thót từ cánh tay rỏ xuống đất. Quang Tèo kể rằng, mồ hôi rỏ xuống đến mức gạch nền nhà lõm thành cái lỗ to bằng quả táo ta. Cứ nhìn vệt lõm ấy, là đủ hình dung sự vất vả, cực nhọc của người dân làng Vòng làm cốm đến mức nào. Chính từ cái "nôi" cốm Vòng này, đã giúp cho Quang Tèo có một nghị lực dẻo dai theo đuổi bộ môn nghệ thuật biểu diễn. Và cũng vì sinh ra từ một gia đình nông dân thuần túy, mà những vai diễn ấn tượng nhất của Quang Tèo, đều là vai những người nông dân chân đất.
Tình cờ vai kịch thành tên
Cái hồi chập chững theo đuổi nghề diễn viên, thì nhà Quang Tèo nghèo lắm. Cũng vì lòng ham mê, mà Quang Tèo quyết tâm theo đuổi. Để nhờ các thầy hướng dẫn vào vai, Quang phải xin mẹ từng hào, tích cóp lại để mua lấy mươi điếu thuốc lá, gói vào một tờ giấy, rồi mời các thầy xơi thuốc. Cảm động trước tấm lòng của trò, các thầy tận tâm dạy bảo. Và thế là Quang đỗ vào trường nghệ thuật của quân đội. Tiểu phẩm ra mắt, mà anh em nói vui là tiểu phẩm "trả bài" học kỳ đầu tiên, anh đóng một vai có tên Tèo. Vai này - cái gã Tèo - giả cách khèo tay, láu tôm láu cá, đi buôn lậu lừa được cả công an, thuế vụ. Không ngờ vai diễn thành công, gây ấn tượng mạnh. Và thế là từ đó, diễn viên Quang bỗng được “đeo” thêm cái tên Tèo. Cái biệt danh Quang Tèo có từ đó.
Nhưng như lời anh kể, bấy giờ còn mù mờ lắm, chỉ trong khu văn công biết thôi. Phải đến khi có chương trình “Gặp nhau cuối tuần” của Đạo diễn Khải Hưng, cái tên Quang Tèo mới “nét”, được nhiều người biết đến. Quang Tèo tâm sự, chính vì trưởng thành từ “cái nôi” quân đội, nên dù đi đâu, làm gì, cũng luôn ý thức mình là một sĩ quan quân đội. Anh yêu bộ quần áo lính và nguyện gắn bó với nó suốt đời.
Khi tôi hỏi, anh diễn cùng nghệ sĩ Văn Hiệp lần cuối cùng vào thời điểm nào, thì Quang Tèo lặng đi một lúc. Anh không trả lời ngay vào câu hỏi của tôi, mà tâm sự : “Em coi Văn Hiệp như một người anh, cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Văn Hiệp đúng là người nghệ sĩ của nhân dân!”. Phải một lúc sau, Quang Tèo mới sực nhớ câu hỏi của tôi. Giọng anh vẫn rủ rỉ: “Có một vai diễn nhất thiết phải là Văn Hiệp, thì đúng lúc anh Văn Hiệp bị ngã gãy tay. Vậy mà anh ấy vẫn nhận lời. Thuê taxi tốn tiền, xót ruột, anh Văn Hiệp tự đi xe máy đến nơi diễn, bằng cái tay bó bột, đeo lủng lẳng ở trước ngực. Có vẻ rất đau nhưng cố gượng. Lúc diễn phải bố trí để che cánh tay đi. Hình ảnh này đã gây một ấn tượng mạnh trong em. Một tấm gương về sự tận tâm với nghề cho em học tập. Đó chính là lần cuối cùng em diễn cùng anh Văn Hiệp...”.
Xấu trai nên phải diễn hài
Có một điều khá bất ngờ đối với tôi, là những ngày đầu đến với kịch, Quang Tèo lại là diễn viên chính kịch. “Chỉ vì xấu giai, ngoại hình kém, khi đóng mất nhiều thì giờ hóa trang, nên sau này em thưa đóng những vai chính kịch” - Quang Tèo tâm sự. Anh kể rằng, ở những vở kịch có vai “bi”, anh thường tận dụng triệt để các chi tiết, tình huống hài, vừa bớt căng thẳng người xem, lại vừa tạo ra “điểm nhấn” cho nhân vật. Cái hài giúp cho nhân vật “bi” sâu sắc hơn, ấn tượng hơn.
Sau này, khi anh em diễn gặp nhau và cùng tham gia sân chơi “Gặp nhau cuối tuần” thì Quang Tèo mới rõ nét hơn với các vai hài. Bây giờ người xem, dù sân khấu hay truyền hình, đều chỉ nhớ đến một Quang Tèo hài. Và nhất là cái giọng cười rất... Quang Tèo.
Giờ hỏi khán giả, rằng có biết nghệ sĩ Tiến Quang là ai không, chắc có đến 99% lắc đầu, không biết. Tên thật của anh từ lâu đã bị từ chối, thay vào đó là nghệ danh Quang Tèo.
Diễn viên Quang Tèo cùng các chiến sĩ hải quân trên đảo Trường Sa
Gặp Quang Tèo ngay trước cổng Nhà hát kịch Quân đội, ngồi xếp chân bằng tròn trên cái ghế gỗ ở một quán "cóc" vỉa hè, tôi chỉ thấy một Quang Tèo có cái dáng vẻ anh nông dân đặc sệt, chứ không thấy cái vóc dáng của một Thượng tá quân đội. Rồi lại còn cái giọng kể rủ rỉ rù rì...
Quang Tèo kể rằng, quê anh ở chính cái làng Vòng nổi tiếng với nghề làm cốm. Ngày xưa (cái ngày xưa còn chưa xa) dân làng anh khấm khá được là nhờ làm cốm. Có thể nói, tất cả công to việc lớn như cưới xin, ma chay, cất nhà... đều nhờ vào hạt cốm. Nhưng làm cốm vất vả lắm lắm. Mỗi nhà phải dậy từ sớm tinh mơ, để ra gặt lúa ngoài đồng, mang về. Công việc đều ở ngoài sân, nên tranh thủ làm khi nắng còn chưa gay gắt. Đầu tiên là nhặt lá, suốt lúa, sàng hạt. Rồi vò. Rồi đãi. Hạt ráo nước thì cho vào chảo gang, to như cái chảo quân dụng, rang trên lò đốt bằng củi. Khi rang phải đảo liên tục, hai tay đỏ rực như phải bỏng. Đến lúc giã mới thật vất vả, cực nhọc. Chân giã không được rời khỏi chân cối. Bàn tay giơ cao, nắm chặt vào cái dây "ròng rọc" phía trên, tập trung sinh lực tới mức mồ hôi thánh thót từ cánh tay rỏ xuống đất. Quang Tèo kể rằng, mồ hôi rỏ xuống đến mức gạch nền nhà lõm thành cái lỗ to bằng quả táo ta. Cứ nhìn vệt lõm ấy, là đủ hình dung sự vất vả, cực nhọc của người dân làng Vòng làm cốm đến mức nào. Chính từ cái "nôi" cốm Vòng này, đã giúp cho Quang Tèo có một nghị lực dẻo dai theo đuổi bộ môn nghệ thuật biểu diễn. Và cũng vì sinh ra từ một gia đình nông dân thuần túy, mà những vai diễn ấn tượng nhất của Quang Tèo, đều là vai những người nông dân chân đất.
Tình cờ vai kịch thành tên
Cái hồi chập chững theo đuổi nghề diễn viên, thì nhà Quang Tèo nghèo lắm. Cũng vì lòng ham mê, mà Quang Tèo quyết tâm theo đuổi. Để nhờ các thầy hướng dẫn vào vai, Quang phải xin mẹ từng hào, tích cóp lại để mua lấy mươi điếu thuốc lá, gói vào một tờ giấy, rồi mời các thầy xơi thuốc. Cảm động trước tấm lòng của trò, các thầy tận tâm dạy bảo. Và thế là Quang đỗ vào trường nghệ thuật của quân đội. Tiểu phẩm ra mắt, mà anh em nói vui là tiểu phẩm "trả bài" học kỳ đầu tiên, anh đóng một vai có tên Tèo. Vai này - cái gã Tèo - giả cách khèo tay, láu tôm láu cá, đi buôn lậu lừa được cả công an, thuế vụ. Không ngờ vai diễn thành công, gây ấn tượng mạnh. Và thế là từ đó, diễn viên Quang bỗng được “đeo” thêm cái tên Tèo. Cái biệt danh Quang Tèo có từ đó.
Nhưng như lời anh kể, bấy giờ còn mù mờ lắm, chỉ trong khu văn công biết thôi. Phải đến khi có chương trình “Gặp nhau cuối tuần” của Đạo diễn Khải Hưng, cái tên Quang Tèo mới “nét”, được nhiều người biết đến. Quang Tèo tâm sự, chính vì trưởng thành từ “cái nôi” quân đội, nên dù đi đâu, làm gì, cũng luôn ý thức mình là một sĩ quan quân đội. Anh yêu bộ quần áo lính và nguyện gắn bó với nó suốt đời.
Khi tôi hỏi, anh diễn cùng nghệ sĩ Văn Hiệp lần cuối cùng vào thời điểm nào, thì Quang Tèo lặng đi một lúc. Anh không trả lời ngay vào câu hỏi của tôi, mà tâm sự : “Em coi Văn Hiệp như một người anh, cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Văn Hiệp đúng là người nghệ sĩ của nhân dân!”. Phải một lúc sau, Quang Tèo mới sực nhớ câu hỏi của tôi. Giọng anh vẫn rủ rỉ: “Có một vai diễn nhất thiết phải là Văn Hiệp, thì đúng lúc anh Văn Hiệp bị ngã gãy tay. Vậy mà anh ấy vẫn nhận lời. Thuê taxi tốn tiền, xót ruột, anh Văn Hiệp tự đi xe máy đến nơi diễn, bằng cái tay bó bột, đeo lủng lẳng ở trước ngực. Có vẻ rất đau nhưng cố gượng. Lúc diễn phải bố trí để che cánh tay đi. Hình ảnh này đã gây một ấn tượng mạnh trong em. Một tấm gương về sự tận tâm với nghề cho em học tập. Đó chính là lần cuối cùng em diễn cùng anh Văn Hiệp...”.
Xấu trai nên phải diễn hài
Có một điều khá bất ngờ đối với tôi, là những ngày đầu đến với kịch, Quang Tèo lại là diễn viên chính kịch. “Chỉ vì xấu giai, ngoại hình kém, khi đóng mất nhiều thì giờ hóa trang, nên sau này em thưa đóng những vai chính kịch” - Quang Tèo tâm sự. Anh kể rằng, ở những vở kịch có vai “bi”, anh thường tận dụng triệt để các chi tiết, tình huống hài, vừa bớt căng thẳng người xem, lại vừa tạo ra “điểm nhấn” cho nhân vật. Cái hài giúp cho nhân vật “bi” sâu sắc hơn, ấn tượng hơn.
Sau này, khi anh em diễn gặp nhau và cùng tham gia sân chơi “Gặp nhau cuối tuần” thì Quang Tèo mới rõ nét hơn với các vai hài. Bây giờ người xem, dù sân khấu hay truyền hình, đều chỉ nhớ đến một Quang Tèo hài. Và nhất là cái giọng cười rất... Quang Tèo.
Theo ANTĐ
-
Sao4 giờ trướcNhững chia sẻ bất ổn về sức khỏe của hoa hậu Mai Phương Thúy khiến người hâm mộ lo lắng.
-
Sao5 giờ trướcSau "Hoa nở không màu", sự nghiệp âm nhạc của Hoài Lâm hoàn toàn lạc lối. Nhiều khán giả vẫn dành cho Hoài Lâm tình cảm đặc biệt nhưng nam ca sĩ chưa cho thấy động thái trở lại.
-
Sao5 giờ trướcXuất hiện tại một sự kiện thời trang, Hoa hậu Ý Nhi nhận phải nhiều tranh cãi của khán giả vì trang phục bị cho là phản cảm.
-
Sao8 giờ trướcSong Hye Kyo đăng ảnh đón sinh nhật tuổi 43 bên bạn bè lên trang cá nhân nhưng khóa phần bình luận. Trước đó, cô bị réo tên khi chồng cũ Song Joong Ki thông báo con gái chào đời.
-
Sao8 giờ trướcDiễn viên Bích Thủy "Những nẻo đường gần xa" có cuộc sống sang chảnh, sở hữu căn hộ cao cấp, thường xuyên du lịch nước ngoài.
-
Sao19 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao19 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Sao1 ngày trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao1 ngày trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao1 ngày trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao1 ngày trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
-
Sao1 ngày trướcLoạt ảnh đi du lịch cùng tình tin đồn kém 12 tuổi của hoa hậu chuyển giới Hương Giang thu hút cư dân mạng.
-
Sao1 ngày trướcNam diễn viên này liên tiếp vướng nhiều tranh cãi sau vụ phông bạt từ thiện, anh lại bị tố lừa đảo khiến nhiều người thất vọng.
-
Sao1 ngày trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.