- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé ngã vào bát canh nóng, bôi mỡ trăn khiến bỏng càng nặng: Bác sĩ cảnh báo
Các bác sĩ tại Đơn vị Bỏng - khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái 12 tháng tuổi, ở Bắc Ninh, bị bỏng nước canh.
Sự việc xảy ra khi cả nhà đang chuẩn bị bữa tối, bé vô tình ngã vào bát nước canh vừa nấu, khiến vùng đầu, vai và cánh tay phải bị bỏng nặng. Gia đình hoảng hốt đưa bé đến thầy lang gần nhà để chữa trị. Tại đây, thầy lang dùng mỡ trăn để bôi lên vết bỏng, hy vọng sẽ làm dịu vết thương nhưng tình trạng bỏng của bé trở nên nghiêm trọng hơn, vết bỏng càng lan rộng, nhiễm trùng.
Bé còn xuất hiện các triệu chứng sốt cao, gia đình phải đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám. Sau các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bỏng nước canh độ II, III với diện tích khoảng 10% trên cơ thể, bao gồm vùng đầu, vai và cánh tay phải.
Thời điểm nhập viện, mỡ trăn vẫn đang được bôi trên người của trẻ.
"Do gia đình sơ cứu sai cách bằng việc bôi mỡ trăn lên vết bỏng, tình trạng nhiễm trùng càng nhanh hơn khiến vết thương càng trở nên trầm trọng hơn", ThS.BSCKII Phùng Công Sáng – Phụ trách Đơn vị Bỏng, Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương nói.
Theo bác sĩ, việc bôi mỡ trăn có thể làm dịu cảm giác đau ở vùng bỏng nông, nhưng với các vết bỏng sâu, phương pháp này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, làm tăng độ sâu của bỏng và khiến tình trạng trở nên phức tạp hơn.
Các bác sĩ tại Đơn vị Bỏng đã lập kế hoạch điều trị và chăm sóc vết thương cho bé. Bé được thay băng hàng ngày và được tư vấn chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp tăng cường thể trạng, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng. Hiện tình trạng sức khoẻ của bé ổn định, được xuất viện.
Bỏng nước canh có cơ chế tương tự như bỏng nước sôi, nhưng lại nguy hiểm hơn do nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nước canh nóng thường có nhiệt độ trên 50 độ C, khi tiếp xúc với da sẽ gây bỏng nhiệt. Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ của nước canh, thời gian tiếp xúc, diện tích vùng da bị bỏng và vị trí của vết bỏng.
Bất kỳ loại bỏng nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Với các trường hợp bỏng như trên, việc quan trọng nhất là sơ cứu ban đầu đúng cách và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị chuyên sâu.
Bác sĩ thay băng cho trẻ.
Hướng dẫn sơ cứu bỏng đúng cách tại nhà
Để giảm thiểu nguy cơ bỏng trở nên nặng hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cần nắm vững kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách tại nhà. Dưới đây là các bước sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước canh:
- Cách ly trẻ khỏi tác nhân gây bỏng: Phụ huynh cần đưa trẻ ra xa khỏi bát nước canh hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác để ngăn ngừa tình trạng bỏng lan rộng.
- Làm mát vùng bị bỏng: Ngâm phần cơ thể bị bỏng (tay, chân) của trẻ vào nước mát sạch (nhiệt độ khoảng 16-20 độ C) trong ít nhất 30 phút. Điều này giúp làm dịu da và giảm nguy cơ tổn thương sâu hơn. Nếu trẻ bị bỏng ở vùng mặt, phụ huynh có thể dùng khăn ướt mềm đắp nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Chú ý giữ ấm cho trẻ: Nếu diện tích vùng bỏng rộng, cần giữ ấm cho trẻ bằng cách che phủ những phần không bị bỏng để tránh tình trạng sốc nhiệt, đặc biệt không nên sử dụng đá lạnh để làm mát vùng bỏng, vì điều này có thể dẫn đến bỏng lạnh, làm vết thương nặng hơn.
- Không tự ý bôi các chất không có cơ sở khoa học: Phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không bôi dầu, kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá hay bất kỳ loại thảo dược, lá cây nào lên vết bỏng vì điều này dễ gây nhiễm trùng.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế: Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ em
BS Phùng Công Sáng cũng khuyến cáo, bỏng nhiệt là một trong những tai nạn phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Để phòng ngừa những tai nạn này, các bậc cha mẹ cần luôn cảnh giác và tạo ra môi trường an toàn cho trẻ.
Cha mẹ không nên cho trẻ chơi đùa ở những nơi có nguồn nhiệt như bếp nấu ăn, dây dẫn điện, ổ cắm điện hay các vật dụng dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn. Đồ ăn, thức uống nóng cũng nên được để xa tầm tay của trẻ để tránh tai nạn không đáng có.
Việc giám sát trẻ nhỏ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần đảm bảo luôn có người lớn ở bên cạnh để quan sát, hướng dẫn và bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà.
Theo VTC News
-
Sức khỏe1 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe6 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe9 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe19 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.