- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cây chó đẻ răng cưa chữa bệnh gì?
Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc, vậy cây chó đẻ chữa bệnh gì?
Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, nhiều nơi, chó đẻ răng cưa được dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn... có thể dùng bằng cách đắp ngoài hoặc sắc nước uống.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn dùng để hạ sốt, lợi tiểu, hỗ trợ trị tiểu đường, viêm âm đạo, viêm đại tràng.
Đặc biệt chó đẻ răng cưa còn sử dụng trong hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ và cho thấy hiệu quả tốt. Dược liệu này giúp giải độc, bảo vệ gan, kích thích tiêu hóa nhờ tác dụng của các thành phần hoạt chất như flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa chữa bệnh gì?
Trao đổi với phóng viên VTC News, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây chó đẻ răng cưa (hay còn gọi là diệp hạ châu) từ lâu được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả, dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chó đẻ:
Tiêu độc
Bài 1: Trị nhọt độc sưng đau
Diệp hạ châu: 1 nắm
Một ít muối ăn
Cách làm: Giã hoặc nghiền nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Bài 2: Trị lở loét không liền miệng.
Diệp hạ châu: 1 nắm
Đinh hương: 1 nắm
Lá thồm lồm: 1 nắm
Cách làm: Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau.
Thanh can lợi mật
Diệp hạ châu: 24g
Nhân trần: 12g
Hạ khô thảo: 12g
Sơn Chi tử: 8g
Sài hồ: 12g
Cách làm: Sắc uống và uống liên tục 3 tháng.
Trị viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy
Diệp hạ châu: 32g
Mã đề thảo: 24g
Sơn chi tử: 12g
Cách làm: Sắc uống
Chữa viêm gan virus
Diệp hạ châu: 16g
Bồ Bồ: 16g
Thổ phục linh: 12g
Vỏ bưởi khô: 06g
Vỏ cây đại: 08g
Sơn chi tử: 12g
Tích tuyết thảo: 12g
Rễ đinh lăng: 12g
Hậu phác: 08g
Cách làm: Sắc uống
Thông huyết, hoạt huyết
Bài 1: Vết thương ứ máu
Lá Diệp hạ châu: 1 nắm
Bột đại hoàng: 8g
Mần tưới 1 nắm
Cách làm: Tất cả đem giã nhỏ, thêm Đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương.
Bài 2: Vết thương khi bị thương hay chảy máu
Giã nhỏ một nắm lá diệp châu, thêm ít vôi tôi và đắp lên miệng vết thương khi bị thương hay chảy máu.
Chữa sốt rét
Bài 1: Chữa sốt rét
Lá diệp châu: 8g
Thường sơn: 12g
Thảo quả: 10g
Binh lang: 4g
Ô mai: 4g
Dây gân: 10g
Dây cóc: 4g
Lá mãng cầu tươi: 4g
Dạ giao đăng: 10g
Cách làm: Sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
Bài 2: Chữa sốt rét và nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt
Diệp hạ châu: 12g
Cam thảo đất: 12g
Cách làm: Sắc uống hàng ngày.
Bài 3: Điều trị sốt rét
Diệp hạ châu: 10g
Xuyên tâm liên: 10g
Cỏ nhọ nồi: 20g
Cách làm: Các vị tán thành bột. Uống 4-6g/lần, 3 lần/ngày trong điều trị sốt rét.
Cách sử dụng cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu)
Liều dùng: 20 - 40g dược liệu mỗi ngày ở dạng cây tươi hay sao khô, sắc đặc để uống.
Khi dùng ở dạng bôi, đắp ngoài da thì không giới hạn liều lượng.
Nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia sức khỏe để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Theo VTC News
-
Sức khỏe7 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe19 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.