Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân

Bệnh táo bón ban đầu cũng có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư trên toàn cơ thể.

Bệnh táo bón ban đầu cũng có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư trên toàn cơ thể.

Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân

Cứ 10 người Mỹ có 1 người bị polyp đại tràng

Ban đầu tôi sang Mỹ với tư cách là bác sĩ thực tập. Thời điểm đó ở Mỹ, người ta chủ yếu ăn các thực phẩm động vật, tiêu biểu là các miếng bít tết cỡ lớn. Do đó, thời bấy giờ có rất nhiều người bị polyp đại tràng (cứ 10 người lại có một người mắc bệnh này), và bất cứ bệnh viện nào cũng phải thực hiện các ca phẫu thuật mở ổ bụng để cắt bỏ polyp mỗi ngày.

Hiện nay, khi bị polyp ở đường ruột, phần lớn mọi người đều chọn phương pháp mổ nội soi không cần phải mở ổ bụng. Tuy nhiên, thời điểm 30 năm trước, dù chỉ là một khối polyp nhỏ khoảng 1cm người ta cũng chỉ có một cách chữa trị duy nhất là làm phẫu thuật mở ổ bụng. 

Và thực tế vào thời điểm đó, tại bệnh viện Beth Israel hay bệnh viện Belleve, nơi tôi học về ngoại khoa, một phần ba các ca phẫu thuật của khoa ngoại đều là phẫu thuật mở ổ bụng để cắt bỏ polyp.

Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân - Ảnh 1.


Polyp đại tràng nói một cách đơn giản chính là một khối u giống như một nốt "mụn cơm" hình nấm mọc trong đường ruột. Phần lớn các polyp (80 – 90%) đều lành tính, nhưng với phương pháp kiểm tra đương thời là đưa barium vào cơ thể và chiếu tia X để kiểm tra thì không thể biết khối polyp là lành tính hay ác tính. 

Hơn nữa, cho dù là khối polyp lành tính nhưng nếu cứ để nó phát triển như vậy thì có khả năng cao nó sẽ chuyển thành u ác tính và dẫn đến ung thư, do đó, nếu phát hiện khối polyp lớn hơn 1cm thì phương pháp tốt nhất trước đây là nhanh chóng phẫu thuật cắt bỏ.


Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân - Ảnh 2.

Không thể coi thường polyp đại , trực tràng

Cũng chính vì vậy mà các bác sĩ khoa ngoại làm phẫu thuật ổ bụng rất bận rộn, thậm chí các bác sĩ thực tập cũng phải hỗ trợ phẫu thuật mỗi ngày. Đặc biệt là tôi, do được các bác sĩ coi trọng bởi tính tỉ mỉ đặc trưng của người Nhật và tính khéo léo thiên bẩm mà tôi được nhiều bác sĩ yêu cầu hỗ trợ, nhờ đó tôi có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật hơn hẳn các bác sĩ thực tập khác. 

Trong 5 năm làm bác sĩ thực tập, ngoại trừ phẫu thuật tai, tôi đã tiếp thu được rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như phẫu thuật tử cung, tuyến tiền liệt, phổi, tuyến giáp, ung thư vú, phẫu thuật chỉnh hình… Với một bác sĩ như tôi mà nói, đạt được nhiều kỹ thuật phẫu thuật như vậy cũng là một may mắn trong đời.

Thời đó, đối với bệnh polyp trực tràng, người ta chỉ có thể áp dụng biện pháp điều trị triệu chứng cắt bỏ khối polyp mà hoàn toàn không có các nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng bệnh. Chính vì vậy, dù đã cắt bỏ polyp một lần thì tỷ lệ tái phát bệnh cũng rất cao, và có không ít người phải thực hiện đi thực hiện lại phẫu thuật mở ổ bụng để cắt bỏ polyp.

Thói quen ăn uống xấu khiến polyp đại tràng cắt rồi tái phát liên tục

Bây giờ nghĩ lại, thời đấy các bệnh nhân mắc bệnh này chẳng biết cách cải thiện thói quen ăn uống, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hình thành polyp, thế nên đương nhiên bệnh sẽ tái phát liên tục. Mỗi lần bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật mở ổ bụng, là một lần họ phải chịu những tổn thương to lớn về cả thể chất lẫn tinh thần.

Thấu hiểu những đau đớn ấy của người bệnh, tôi đã nỗ lực nghiên cứu phương pháp mổ nội soi sử dụng kính nội soi có gắn dây thép, đồng thời cũng tìm tòi, nghiên cứu nguyên nhân tại sao bệnh polyp đại tràng lại tái phát nhiều đến như vậy.

Tôi bắt đầu chú ý đến thói quen ăn uống của bệnh nhân vì thức ăn là thứ trực tiếp đi đến dạ dày và đường ruột, đồng thời đường ruột của những bệnh nhân người Mỹ tôi đã thấy trong quá trình phẫu thuật đều khác với tình trạng đường ruột của người Nhật mà tôi biết.

Đường ruột của những người Mỹ tôi đã làm phẫu thuật mổ ổ bụng đều cứng và dày hơn đường ruột của người Nhật.

Thời điểm đó (năm 1960 – 1970), ở Nhật có rất ít người bị polyp đại tràng. Và tôi cho rằng lý do chính là văn hóa ẩm thực hay nói cách khác là "bữa ăn tập trung vào thực vật" khác hoàn toàn với người Âu Mỹ.

Đường ruột của người Mỹ thường được cho là ngắn hơn đường ruột của người Nhật và sự khác biệt đó được coi là sự khác biệt bẩm sinh. 

Tuy nhiên, quan niệm đó lại hoàn toàn sai lầm. Sau khi kiểm tra các bệnh nhân đã cải thiện việc ăn uống của mình, tôi nhận ra rằng vốn dĩ đường ruột của người Mỹ và người Nhật dài và mềm như nhau. Nhưng đường ruột của người Mỹ cứng hơn và ngắn đi là do những thay đổi sau này, khi họ hấp thu quá nhiều thức ăn động vật mà ra.

"Tràng tướng", tức chiều dài và độ mềm của đường ruột, cũng như tình trạng bên trong đường ruột, sẽ thay đổi rất lớn tùy thuộc vào việc ăn uống của con người.

Do đó, thật đáng tiếc khi phải nói rằng mặc dù 30 năm trước người Nhật có đường ruột sạch đẹp đến vậy, hầu như không có ai mắc các bệnh như polyp đại tràng thì trong những năm gần đây, do sự gia tăng của các thực phẩm động vật mà đường ruột của người Nhật ngày càng cứng hơn và ngắn đi, tràng tướng trở nên xấu hơn và các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt cũng tăng lên nhanh chóng.

Một bộ phận có vấn đề sẽ ảnh hưởng toàn thân

Ngoài ra, trong quá trình làm phẫu thuật hay khám chữa các bệnh khác nhau, tôi cũng nhận ra rằng các cơ quan tưởng như không liên hệ gì tới đường ruột như gan, phổi, mật, thận… nếu mắc phải bệnh nào đó cũng khiến tràng tướng của người đó không được tốt.

Nền y học hiện đại ngày nay thường phân tách các cơ quan trong cơ thể một cách riêng biệt như tim, phổi, dạ dày, đường ruột, thận… và khi có vấn đề gì xảy ra thì chỉ giải quyết nó như là vấn đề của riêng một bộ phận.

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân thấy đau thì giải quyết để bệnh nhân hết đau, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì sử dụng các loại thuốc để ức chế axit dạ dày… tất cả đều là các phương pháp trị liệu thiển cận. Trong khi đó, tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều có mối liên quan đến nhau. Nếu một bộ phận xảy ra vấn đề thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thân.

Không chỉ gây họa cho hệ tiêu hóa, táo bón dẫn đến nguy cơ ung thư toàn thân - Ảnh 3.

Táo bón đôi khi dẫn đến những cơn đau bụng quằn quại...

Ví dụ, những người ăn ít chất xơ và hấp thu ít nước vào cơ thể dẫn đến bị táo bón thì các chất không được tiêu hóa trong phân sẽ hư thối, lên men và sinh ra các độc tố. Các độc tố này sẽ làm thay đổi cấu trúc di truyền trong các tế bào của thành ruột và tạo ra các polyp, thậm chí tùy trường hợp còn có thể dẫn đến ung thư.

Điều này từ lâu đã được mọi người biết đến. Tuy nhiên, lại không có mấy người hiểu rõ rằng các độc tố sinh ra từ phân đóng khối trong cơ thể còn ảnh hưởng xấu đến các tế bào trong toàn cơ thể.

Chắc nhiều người đều biết rằng khi bị táo bón thì da thường rất kém, hay xuất hiện các nốt mụn… Đó chính là do các độc tố sinh ra bên trong ruột đã được hấp thu vào thành ruột và theo máu đi đến các tế bào da. 

Da xấu là một vấn đề rất đáng chú ý, bởi nó phát sinh ngay tại vị trí bắt mắt nhất, tuy nhiên, khi mụn đã xuất hiện trên mặt thì bạn cần phải nghĩ đến các vấn đề tương tự đang xảy ra tại một vị trí nào đó không thể nhìn thấy trong cơ thể chúng ta. 

Và khi các độc tố theo mạch máu di chuyển đến toàn thân, chúng sẽ gây tổn thương cho tất cả các tế bào trong cơ thể, trường hợp xấu nhất có thể nó sẽ trở thành nguyên nhân cho nhiều bệnh ung thư khác nhau.

Nói cách khác, bệnh táo bón ban đầu cũng có nguy cơ gây ra các bệnh ung thư trên toàn cơ thể.

Tràng tướng chuyển biến xấu hay môi trường trong đường ruột kém đi không đơn thuần chỉ là vấn đề của một mình đường ruột. Những thứ có hại với đường ruột thì cũng có hại tới toàn bộ cơ thể của chúng ta.

* Bài viết dưới đây được chúng tôi rút từ sách "Nhân tố Enzyme - Thực hành" của Giáo sư người Nhật Bản Hiromi Shinya, Như Nữ dịch, Thái Hà Books phối hợp NXB Thế giới ấn hành. Sau đây là trích một đoạn lời kể của ông, nói về nguy cơ của bệnh táo bón.
Theo Trí Thức Trẻ

bệnh táo bón

ung thư

ung thư toàn thân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.