- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Món ăn là "kho" men tiêu hóa, tăng cường miễn dịch nhưng lại "đại kỵ" với bệnh thận
Đây là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt đối với những người có vấn đề về dạ dày, thận...
Trong hành muối (dưa hành) chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...
Ngoài ra, dưa hành muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Dưa hành không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum.
Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme chuyển hóa đường và tinh bột trong rau dưa thành axit lactic có vị chua cũng như tạo các enzyme phân hủy một phần chất đạm trong thực phẩm, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.
Trong dưa hành có chứa hàm lượng muối lớn gây khó khăn trong việc đào thải muối thừa.
Tuy nhiên, dưa hành muối cũng tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số đối tượng không nên ăn.
Người mắc bệnh thận
Trong dưa hành có chứa hàm lượng muối lớn gây khó khăn trong việc đào thải muối thừa, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và khiến huyết áp tăng cao, gây phù nề cơ thể. Việc tích tụ muối trong cơ thể sẽ làm tăng huyết áp, gây hại cho người bệnh thận. Vì vậy những người mắc bệnh về thận, thận yếu không nên ăn nhiều món này. Nếu muốn sử dụng, nên bóc phần vỏ ngoài lấy phần dưa trắng nõn và ngâm với nước để giảm bớt lượng muối.
Người mắc bệnh dạ dày
Việc muối dưa trải qua quá trình lên men nên chứa nhiều acid, khi ăn nhiều hành muối, dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị, acid ảnh hưởng đến niêm mạc bên trong, đồng thời khiến các vết viêm, loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Người có bệnh về đường tiêu hóa
Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa muối. Về bản chất dưa muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại dưa muối, nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm đường tiêu hóa của bạn có vấn đề hơn.
Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư thường được khuyên không nên ăn dưa hành muối. Do chất nitrat có trong dưa hành khi kết hợp với chất đạm trong thực phẩm sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư và hình thành các khối u trong cơ thể. Vì vậy, những người bệnh ung thư hoặc có nguy cơ mắc ung thư nên tránh sử dụng món ăn này để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh nhân ung thư thường được khuyên không nên ăn dưa hành muối.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều dưa hành, dưa cải muối. Khi mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm, nhất là khi nghén, ăn dưa chua có thể làm kích thích, tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ, bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén.
Người có tiền sử dị ứng thực phẩm
Dưa hành muối trải qua quá trình lên men phức tạp, trong đó các protein thực vật có thể bị phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, dễ gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.
Người có tiền sử dị ứng thực phẩm nên hạn chế ăn dưa hành muối do khâu chế biến và bảo quản dưa hành dễ làm sản sinh các chất kích thích phản ứng dị ứng trong cơ thể.
Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong dưa hành muối, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở. Một số loại dưa hành muối có thể chứa các chất bảo quản, phẩm màu hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, đây cũng là những yếu tố có thể gây kích ứng và gây ra phản ứng dị ứng.
Trẻ em dưới 5 tuổi
Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa hành muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Người đang giảm cân
Đối với những ai đang trong quá trình giảm cân, việc tiêu thụ loại thực phẩm này cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Dưa hành muối chứa nhiều muối, làm cơ thể dễ bị giữ nước, gây tăng cân.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
-
Sức khỏe9 giờ trướcTheo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMang thai lần đầu ở tuần thứ 26, chị P. (27 tuổi, Ninh Bình) bàng hoàng phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ nói nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTheo thông tin từ China Times, vào ngày 9/2, đã có 78 người tại Đài Loan (Trung Quốc) nghi ngờ đột tử do không khí lạnh.
-
Sức khỏe16 giờ trướcUống cà phê theo cách này 4-5 ngày/tuần có thể khiến bạn vô tình nuốt phải gần 90.000 hạt vi nhựa mỗi năm.
-
Sức khỏe19 giờ trướcKhông chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt, nghệ còn là dược liệu quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh, trong đó có phòng ngừa bệnh cúm.
-
Sức khỏe21 giờ trướcGiấm táo không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn được biết đến như một "thần dược" với vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá như axit axetic, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMùa Đông Xuân tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp gia tăng, trong đó có cúm A. Trước tình trạng các ca mắc cúm gia tăng, người dân đã đổ xô đến các hiệu thuốc để mua thuốc kháng virus tamiflu. Tuy nhiên việc mua thuốc không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNgoài các triệu chứng sốt, ho, đau họng, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt sung huyết, nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
-
Sức khỏe22 giờ trướcRõ ràng không uống được bia rượu nhưng lại nhận tin mắc bệnh gan nặng, phải ghép gan khiến ông Chen (Trung Quốc) sốc nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo cúm là bệnh thường gặp nhưng có thể gây tử vong, kể cả ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHannah nghĩ rằng đợt ốm kéo dài của mình giống như mọi lần nhưng gia đình kiên quyết đưa cô vào cấp cứu và đưa ra đề nghị với bác sĩ.