- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người phụ nữ Hà Nội mắc loại ký sinh trùng có trong hàng loạt món khoái khẩu
Thường xuyên ăn thịt bò tái, người phụ nữ 64 tuổi đau bụng âm ỉ suốt một tuần và phải đến bệnh viện thăm khám.
Ngày 14/11, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.S (64 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội).
Một tuần trước khi đến viện, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn kèm theo đại tiện ra đốt sán, có lúc các đốt sán tự bò ra ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu.
Bà S. có thói quen hay ăn thịt bò tái, rau sống. Người phụ nữ này được chỉ định các xét nghiệm và hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm đốt sán. Kết quả xác định bà bị nhiễm sán dây.
Các bác sĩ cho biết, bệnh sán dây (taeniasis) là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do tập quán ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng sán. Sán dây có trong nhiều món ăn, ví dụ sán dây bò có thể xuất hiện ở món phở bò tái, gỏi, nộm và salad bò, bò bít tết tái…
Bệnh sán dây phân bố ở nhiều nước có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém thuộc khu vực châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á... trong đó có Việt Nam.
Bệnh do các loài sán dây trưởng thành gồm sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Taenia saginata), và sán dây châu Á (Taenia asiatica) ký sinh trong ruột gây nên.
Người ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh sán dây. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Khi đầu sán bám vào niêm mạc ruột sẽ kích thích gây viêm tại chỗ đồng thời sán tiết ra kháng nguyên vào máu sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và tồn tại trong thời gian ngắn.
Người bệnh khi bị nhiễm thường có triệu chứng không điển hình như sau:
- Đau bụng: Đau âm ỉ vùng rốn
- Buồn nôn, nôn khan.
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy
- Thỉnh thoảng thấy đốt sán bò ra hậu môn hoặc theo phân ra ngoài
Bệnh sán dây có thể khỏi hoàn toàn khi được chẩn đoán đúng và điều trị thuốc đặc hiệu tại các bệnh viện chuyên khoa. Khi có các triệu chứng bệnh như trên, người dân cần đến các bệnh viện chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời. Để phòng bệnh sán dây cần:
- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.
- Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường.
- Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe5 giờ trướcNgày 17/11, BS Nguyễn Đình Tùng, Phó khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TPHCM) cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị sán lá gan chui vào ống mật chủ.
-
Sức khỏe6 giờ trướcQuả xạ đen có tác dụng gì là băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng xem giải đáp về tác dụng của quả xạ đen trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là axit béo omega-3. Tuy nhiên, có một số nhóm người không nên ăn cá để tránh bệnh thêm nặng.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
-
Sức khỏe13 giờ trướcKhông tự ý cho người bệnh uống thuốc bất cứ loại thuốc nào là một trong những điều cần lưu ý khi có người đột quỵ và nhân viên y tế chưa có mặt.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTrong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, nhân trần được xem là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Loại cây này thường được dùng để pha trà, mang lại hương vị thơm ngon, dễ uống và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước dừa là thức uống tốt cho sức khoẻ vậy nhưng uống nước dừa nhiều có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam sinh vào viện kiểm tra khi thấy vùng bẹn bên trái và bìu đau dữ dội sau khi vừa ngủ dậy. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn cho bệnh nhân. Theo chuyên gia, nam giới có nguy cơ cao gặp tình trạng này khi vào mùa lạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBữa tối, anh Đ. cùng ăn hoa chuông với bạn sau đó đưa người này đi cấp cứu. Trên đường, anh cũng xuất hiện triệu chứng ngộ độc nên tự ngã xe và hôn mê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng uống một cốc nước trước khi đi ngủ sẽ tránh cô đặc máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, điều này có đúng?
-
Sức khỏe2 ngày trướcNước tía tô là thức uống quen thuộc của nhiều người, vậy uống nước tía tô mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrong quá trình tới Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành (Thanh Hóa) khám và điều trị, một bệnh nhi bất ngờ tử vong bất thường, chưa rõ nguyên nhân.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĐừng vứt bỏ những vỏ chuối bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là những lý do mà bạn nên biết để tận dụng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcCao huyết áp là được ví như "quả bom nổ chậm" vì làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ và suy thận. Mặc dù, thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng trong một số trường hợp, cao huyết áp có thể biểu hiện qua những dấu hiệu bất thường ở chân và bàn chân.