- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nước trái cây khiến bạn uống thuốc mà bệnh nặng thêm
Nhiều loại nước trái cây uống gần thời điểm sử dụng các loại thuốc sẽ ảnh hưởng tác dụng của thuốc, thậm chí là gây hại nếu uống chung với thuốc. Một kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả là chỉ nên uống thuốc với nước lọc thế mà nhiều người trong chúng ta đôi khi vẫn bị quên lãng.
Trái cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng đôi khi dùng trái cây không đúng lúc cũng không tốt, nhất là khi dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.
Nước ép quả bưởi
Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:
Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…): khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.
Bưởi là 'hắc tinh' của khá nhiều loại thuốc.
Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.
Trái cam, quýt, chanh
Loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm (ibuprofen, diclofenac…), trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.
Nước cam, chanh chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh...
Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit. Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với thuốc chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.
Nước ép táo
Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Cũng không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn.
Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin.
Chuối
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu. Bởi nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu.
Nước nho ép
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh.
Các rau củ giàu vitamin K (bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp …): Cần ăn rất ít các thức ăn này khi đang uống các thuốc chống đông. Các thức ăn này làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì nguy cơ tạo huyết khối tăng (tạo cục máu đông trong lòng mạch).
Lời khuyên cho người dùng thuốc
Không dùng nước trái cây để uống thuốc. Ngoài ra các loại nước không nên dùng với thuốc nữa là: sữa, trà, coca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.
Để tăng hiệu quả dùng thuốc, mọi người cần lưu ý: Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu. Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như; canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.
Theo Tiền phong
-
Sức khỏe4 giờ trướcBài viết này sẽ phân tích những nghiên cứu khoa học về lợi hay hại với sức khỏe trong việc mang tất khi ngủ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau khi bị nhóm bạn đánh hội đồng, nữ sinh N. (lớp 11A6) Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa được cơ quan chức năng kết luận tổn thương sức khỏe 23%.
-
Sức khỏe8 giờ trướcThể thao là hoạt động tuyệt vời để nâng cao sức khỏe nhưng nếu không thực hiện đúng cách, việc tập luyện có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vậy làm thế nào để vừa tận hưởng niềm vui thể thao, vừa bảo vệ sức khỏe và phòng tránh những rủi ro không đáng có?
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgồng tỏi không chỉ là một gia vị làm tăng hương vị cho món ăn mà còn là một "thần dược" tự nhiên mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa dồi dào, ngồng tỏi đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật.
-
Sức khỏe20 giờ trướcThời gian qua xáo tam phân được đồn thổi là khắc tinh của ung thư, nên được nhiều người tìm mua, vậy xáo tam phân có tốt không?
-
Sức khỏe21 giờ trướcBệnh nhi bị viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh bỗng xuất hiện đau đầu từng cơn, kèm theo nôn và sốt...
-
Sức khỏe21 giờ trướcChỉ riêng năm nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiếp nhận hơn 880 nghìn lượt khám, trong đó đa số bệnh nhân đến từ các tỉnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcHoa hòe, loài hoa quen thuộc với vẻ đẹp mộc mạc và hương thơm dịu nhẹ, không chỉ làm đẹp cho đời sống mà còn là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa hòe đối với sức khỏe con người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDan Buettner - bậc thầy về trường thọ đã bật mí về hành động giúp kéo dài tuổi thọ, hiệu quả hơn cả tập thể dục.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam thanh niên có tiền sử tăng huyết áp nhưng tự ý bỏ uống thuốc, gần đây đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao, vào viện được chẩn đoán chảy máu não, nguy kịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLê là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn lê thoải mái. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn lê hoặc cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhờ việc chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bệnh nhân 59 tuổi ở Quảng Ninh đã thoát khỏi căn bệnh ung thư thận nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ Phạm Văn Bính, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện E cho biết, khoa mới điều trị cho một trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng, dẫn tới liệt nửa người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó những thói quen sinh hoạt tưởng tiết kiệm, sạch sẽ, nhưng nếu việc tiết kiệm xảy ra quá mức đôi khi còn có thể đem lại cho chúng ta những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.