Quan hệ liên Triều: Năm mới, khởi đầu mới?

Gần đây, giới chính khách ở Seoulđang bàn tán sôi nổi về khả năng sẽ sớm diễn ra một hội nghị thượng đỉnh quantrọng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Gần đây, giới chính khách ởSeoul đang bàn tán sôi nổi về khả năng sẽ sớm diễn ra một hội nghị thượng đỉnhquan trọng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Đây là diễn biến mới nhất trongquan hệ liên Triều vốn mỏng manh, nhạy cảm - nơi tồn tại cả sự căng thẳng về mặtquân sự lẫn những hy vọng bắt đầu chớm nở về mối quan hệ tốt đẹp hơn trong tươnglai. Nếu hội nghị thượng đỉnh liên Triều thực sự diễn ra thì đó sẽ là một sựkhởi đầu mới đầy lạc quan đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng trong năm mới2010.
 
Sẽ có hội nghị thượng đỉnh liên Triều?
 
Tin đồn về việc sắp có một hội nghị thượng đỉnh liên Triều lan rộng trên khắpcác mặt báo xuất phát từ những phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-baktrong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên kênh truyền hình BBC nổi tiếng củaAnh. Tại buổi trả lời phỏng vấn đó, ông Lee đã ám chỉ về khả năng có một cuộcgặp thượng đỉnh giữa ông với Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il trongnăm nay.
 
Những lời nói ám chỉ của Tổng thống Lee - người giữ một lập trường cứng rắn vớiTriều Tiên và khiến quan hệ liên Triều xấu đi nhanh chóng kể từ khi lên cầmquyền cách đây hai năm, đã khiến nhiều người ở Seoul bất ngờ và làm Bình Nhưỡngbối rối.

Hiện tại, Triều Tiên đang  phátđi một thông điệp vừa cứng rắn vừa mềm mỏng với Hàn Quốc. Một mặt, Bình Nhưỡng làmrất căng ở khu vực biên giới biển tranh chấp nhưng mặt khác vẫn tham gia đàmphán với Seoul về sự hợp tác liên Triều tại khu công nghiệp chung Kaesong - nơimột thời từng là biểu tượng của mối quan hệ song phương tốt đẹp.
 
Giới báo chí gần đây đã trích dẫn một loạt những phát biểu của các quan chức cấpcao giấu tên của chính phủ Hàn Quốc liên quan đến hội nghị thượng đỉnh liênTriều. Hãng tin

Yonhap đưa tin nếu một hội nghịthượng đỉnh Triều Tiên-Hàn Quốc được tổ chức thì nó có thể diễn ra vào khoảngtháng 3 hoặc tháng 4 hoặc là sau các cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào đầutháng 6 để tránh những cáo buộc cho rằng hội nghị này mang động cơ chính trị.Tuy nhiên, khả năng dễ xảy ra nhất là vào tháng 3 hoặc tháng 4 xét trong bốicảnh Bình Nhưỡng gần đây có nhiều động thái hòa giải.
 
Trong khi đó, tờ Chosun Ilbo cùng nhiều tờ báo khác hồi đầu tuần này tiết lộCHDCND Triều Tiên đang muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào ngày15/6 - đúng dịp kỷ niệm 10 năm diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiêngiữa Tổng thống Kim Dae-jung và Nhà lãnh đạo Kim Jong- il. Đây là một dấu hiệurõ ràng chứng tỏ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh liên Triều chỉ còn là vấnđề thời gian.
 
Nguyên tắc cơ bản

Quan hệ liên Triều: Năm mới, khởi đầu mới?

Khu công nghiệp Kaesong - biểu tượng một thời của mối quan hệ tốt đẹp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

Chính phủ ở Seoul đã tỏ ra rấtthận trọng để tránh người trong nước đặt quá nhiều kỳ vọng vào một hội nghịthượng đỉnh liên Triều trong tương lai. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã tìmcách làm giảm nhẹ ý nghĩa trong tuyên bố của ông Lee tại cuộc trả lời phỏng vấnBBC khi nói rằng ông này chỉ nhắc lại nguyên tắc của chính phủ Hàn Quốc về hộinghị thượng đỉnh đồng thời tái khẳng định chính phủ sẽ không tìm kiếm một hộinghị thượng đỉnh chỉ để có cho hay.
 
Văn phòng tổng thống (còn gọi là Cheong Wa Dae) hồi đầu năm nay cũng đưa ra mộttuyên bố tương tự như trên sau khi Tổng thống Lee cam kết sẽ cải thiện quan hệliên Triều trong thông điệp đầu năm của ông. Trong tuyên bố của Cheong Wa Dae cónói chính phủ sẽ không tìm kiếm một sự kiện giống như trước đây và rằng chỉ cómột Triều Tiên phi hạt nhân hóa mới đặt cơ sở cho việc bình thường hóa quan hệgiữa hai nước.
 
Mặc dù Cheong Wa Dae khẳng định hiện hai bên chưa có bước chuẩn bị cụ thể nàocho một hội nghị thượng đỉnh nhưng văn phòng này lại tỏ ra rất lạc quan về mốiquan hệ ấm lên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
 
"Bạn đang được chứng kiến sự thay đổi của CHDCND Triều Tiên", phát ngôn viên củaTổng thống - ông Park Sun-kyoo đã nói như vậy trong một cuộc họp báo gần đây.

Báo chí địa phương cho rằng ôngSun-kyoo đang ám chỉ đến những cử chỉ hòa bình gần đây của Bình Nhưỡng, trong đócó việc nước này gợi ý ký kết một hiệp định hòa bình thay thế cho Hiệp định đìnhchiến kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và việc tổ chức các cuộchội đàm quân sự cấp cao nhằm giải tỏa những căng thẳng ở khu vực biên giới giữahai nước.
 
Bất chấp những căng thẳng được đẩy lên cao đột ngột gần đây đang làm phá vỡ bầukhông khí hòa bình hiện nay sau vụ Hàn Quốc và Triều Tiên bắn đạn pháo vào nhauở gần khu vực biên giới biển tranh chấp hay còn gọi là Đường Giới hạn Phía Bắc,Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hyun In-taek, người phụ trách quan hệ liên Triều,vẫn bày tỏ sự lạc quan trong cuộc họp báo đầu tuần này.

Ông In-taek nói: "Kể từ nửa cuốinăm ngoái, CHDCND Triều Tiên đã mở cánh cửa đối thoại. Bình Nhưỡng được cho làđang quay trở lại bàn đàm phán".
 
Không có phần thưởng cho một hội nghị thượng đỉnh
 
Dưới thời Tổng thống Lee, Seoul đã quyết tâm theo đuổi chính sách trao những đềxuất béo bở về viện trợ và các lợi ích khác để đạt được mục đích là phi hạt nhânhóa Triều Tiên ngay lập tức thay vì đạt được mục đích này một cách dần dần theotừng giai đoạn như các chính quyền tiền nhiệm trước đây.
 
Trong bối cảnh tin đồn về một hội nghị thượng đỉnh liên Triều đang lan rộng,Tổng thống Lee dường như vẫn tỏ ra quyết tâm sẽ không nhượng bộ trước BìnhNhưỡng. Ông này đã ngừng cung cấp viện trợ vô điều kiện cho Triều Tiên ngay khilên nắm cầm và tuyên bố chỉ nối lại viện trợ khi Triều Tiên đạt được tiến bộtrong vấn đề hạt nhân.
 
"Một hội nghị thượng đỉnh liên Triều không thể được tổ chức mà không đáp ứng mộtsố điều kiện nhất định. Lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc nên gặp gỡ nhau với điềukiện sẽ không thể có bất kỳ phần thưởng nào cho việc chỉ tổ chức một hội nghịthượng đỉnh", Tổng thống Lee nhấn mạnh.

Phát biểu trên của ông Lee rõ ràng là một sự chỉtrích đối với những hội nghị thượng đỉnh trướcđây, hội nghị đầu tiên năm 2000 và hội nghị thứhai năm 2007, khi quan hệ giữa hai miền TriềuTiên ấm lên dưới cái gọi là “chính sách ánhdương” của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jungvà Roh Moo-hyun.
 
Giới diều hâu ở Seoul đã phê phán mạnh mẽ haihội nghị kể trên khi họ chứng kiến những khoảnviện trợ khổng lồ mà nước này dành cho TriềuTiên chỉ giúp Bình Nhưỡng bí mật phát triển cácchương trình hạt nhân và sử dụng nó như một côngcụ đàm phán. Trong khi đó, khu công nghiệp chunggiữa hai nước và và những chương trình du lịchđến Triều Tiên - hai thứ từng được coi là biểutượng của mối quan hệ hợp tác liên Triều - chỉđóng vai trò như là những nguồn cung cấp tiềnhiếm hoi cho Triều Tiên.
 
Thách thức
 
Mặc dù viễn cảnh về một hội nghị thượng đỉnhliên Triều khá khả quan nhưng không có nghĩa làkhông có những khó khăn, thách thức.
 
"Sẽ chẳng có ý nghĩa nếu như hội nghị thượng đỉnhsắp tới chỉ đơn thuần là đề cập đến vấn đề hạtnhân của CHDCDN Triều Tiên. Tôi tin rằng cái màmọi người mong muốn là được chứng kiến nhữngtiến bộ cụ thể trong vấn đề này," Bộ trưởngThống nhất Hàn Quốc Hyun cho biết.
 
Theo ông Hyun, một hội nghị thượng đỉnh đượcmong đợi là một hội nghị mà tại đó vấn đề phihạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và các vấn đềnhân đạo như trao đổi tù nhân chiến tranh và trảlại những công dân Hàn Quốc bị Triều Tiên bắtcóc sẽ được giải quyết. Cho đến nay, Bình Nhưỡngvẫn phủ nhận cáo buộc bắt cóc người Hàn Quốc.
 
Một số nhà phân tích cũng tỏ ra thận trọng,không dám đặt quá nhiều kỳ vọng vào một hội nghịthượng đỉnh liên Triều mới.
 
"Sẽ chẳng dễ dàng tổ chức được một hội nghịthượng đỉnh liên Triều khi suốt hai năm qua giữaHàn Quốc và Triều Tiên chẳng có một cuộc đốithoại thực sự nào. Sẽ càng đặc biệt khó khăn hơnnữa nếu Seoul tiếp tục bám chặt những nguyên tắcvà điều kiện mà nước này từng tuyên bố trước đây",ông Ko Yu-hwan, một chuyên gia về Triều Tiênthuộc trường Đại học Dongguk ở Seoul, đã nhậnđịnh như vậy.
 
"Nỗ lực của Cheong Wa Dae nhằm giảm nhẹ ý nghĩatrong những phát biểu của Tổng thống Le đã chothấy một khoảng trống giữa cách nghĩ khôn ngoancủa ông này với thực tế", ông Yu-hwan cho biết.

Theo Kiệt Linh
Quan hệ liên Triều: Năm mới, khởi đầu mới?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.