Giật mình khi người Nhật “họp khẩn” với Miura

Ngay khi HLV Miura về Nhật, ông đã được Học viện huấn luyện viên bóng đá Nhật Bản mời đến giao lưu, chia sẻ về công việc tại Việt Nam.

Ngay khi HLV Miura về Nhật, ông đã được Học viện huấn luyện viên bóng đá Nhật Bản mời đến giao lưu, chia sẻ về công việc tại Việt Nam.

Thật lạ lùng! Một HLV không quá danh tiếng ở Nhật Bản, đến làm việc ở đất nước thuộc vùng trũng của bóng đá thế giới, lại được đón tiếp như vậy khi hồi hương.

Điều ấy nói lên gì? Rằng các cấp lãnh đạo bóng đá ở Nhật Bản cực kỳ quan tâm tới những vấn đề về chuyên môn, học hỏi, giao lưu, dù đối phương có thể không phải ở đẳng cấp cao.

Đó chính là một trong những điểm khác biệt lớn giữa bóng đá Việt Nam hiện tại, với nước Nhật, vốn cũng chỉ đi lên từ một nền móng bóng đá thấp kém.

Người Nhật làm việc 1 cách chuyên nghiệp, trong khi đó, cho đến lúc này, bóng đá Việt Nam vẫn chưa có nổi một Hội đồng HLV Quốc gia cho ra hồn thì biết bao giờ mới đạt đến sự tiến bộ?


HLV Miura được Học viện huấn luyện viên bóng đá Nhật Bản mời đến giao lưu.

HLV Miura được Học viện huấn luyện viên bóng đá Nhật Bản mời đến giao lưu.

Bóng đá Việt Nam dù làm gì cũng mang tính chất manh mún, tức thời trong khi các phương pháp phát triển dài lâu thì lại gạt qua một bên.

Ngay như vụ Quế Ngọc Hải, bị coi là “án điểm” trong việc phòng chống nạn đá bậy, đá láo ở V-League cũng đang tạo ra nhiều vấn đề tranh cãi.

Việc đá bậy, đá láo không chỉ xuất phát từ một vài cầu thủ, hay riêng rẽ ở tư duy của các cầu thủ mà còn do nhiều vấn đề tác động, và cần uốn nắn từ khi còn nhỏ.

Phạt thật nặng Quế Ngọc Hải, thậm chí ép cầu thủ này nghĩ đến chuyện giải nghệ chắc chắn không phải cách làm tốt, có lợi ích lâu dài cho nền bóng đá Việt Nam.

Mà thay vào đó, bóng đá nước nhà cần quan tâm đến phương hướng phát triển một cách đầy đủ nhất, lấy ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu nước nhà.

Như mới đây, HLV Lê Thụy Hải, một người được đánh giá rất cao về sự tâm huyết cũng như chuyên môn của làng bóng Việt cũng phải thốt lên rằng, ông đã nói rất nhiều, góp ý không ít nhưng rồi cuối cùng... chẳng ai nghe.

Ở Nhật Bản, bao nhiêu HLV tài năng có thể ngồi và nghe Miura chia sẻ về câu chuyện ở Việt Nam bé nhỏ, xa xôi mà rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.

Nhưng ở Việt Nam, rõ ràng người tài, ý tưởng hay không thiếu, mà lại thiếu người lắng nghe thật sự và cầu thị để làm những điều đổi mới.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.