"Thầy trò Hữu Thắng còn rất nhiều việc phải làm"

Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển đã nhận xét như vậy khi trao đổi về 2 trận đấu vừa qua của ĐT Việt Nam dưới thời tân HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng.

Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển đã nhận xét như vậy khi trao đổi về 2 trận đấu vừa qua của ĐT Việt Nam dưới thời tân HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng.


ĐT Việt Nam cần cải thiện điểm yếu thể lực  

- PV: Ông đánh giá như thế nào về 2 trận đấu vừa qua của ĐT Việt Nam?


- Ông Nguyễn Sỹ Hiển: Đá với ĐT Đài Bắc (Trung Hoa) - đối thủ bị đánh giá yếu hơn, chúng ta chơi tạm được, có nhiều đợt triển khai tấn công mẫu mực, đặc biệt là 2 pha kiến tạo của Tuấn Anh để Công Vinh ghi bàn. Nhưng khi gặp ĐT Iraq ở đẳng cấp cao hơn, chơi áp sát, tốc độ thì ĐT Việt Nam lộ ngay điểm yếu là thể lực và khả năng dứt điểm kém.

Đây vốn là 2 điểm yếu cố hữu của ĐT Việt Nam và để thay đổi cần một quá trình rèn luyện và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ban huấn luyện mà cả các cầu thủ. Trước mắt, HLV Hữu Thắng và học trò còn rất nhiều việc phải làm.

- ĐT Việt Nam dưới thời HLV Hữu Thắng có gì khác so với thời cựu HLV Miura, thưa ông?

- Nhân sự đội tuyển gần như không có nhiều thay đổi nhưng lối chơi rõ ràng khác. HLV Hữu Thắng muốn xây dựng lối chơi bóng nhỏ, nhuyễn, phù hợp với thể trạng cầu thủ Việt Nam và điều này được thể hiện khá rõ trong 2 trận đấu vừa qua. Ông Miura cũng từng áp dụng lối chơi này và thành công. Tuy nhiên, sau đó ông Miura lại chuyển sang chơi bóng dài, bóng bổng. Ngoài chuyên môn, điểm khác biệt của HLV Hữu Thắng so với ông Miura là được sự ủng hộ của đông đảo dư luận, người hâm mộ.

-  Ông đánh giá thế nào về sự thể hiện của lứa cầu thủ U21 gồm Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Duy Mạnh?

- Các cầu thủ trên hầu hết đều được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều người đang thi đấu nước ngoài. Nhìn chung, số cầu thủ này hòa nhập tốt với đàn anh trên tuyển, với chiến thuật mà HLV đề ra. Nhưng họ chỉ đá hay trước đối thủ ngang cơ hoặc yếu hơn, còn khi gặp đối thủ mạnh hơn thì những điểm yếu dễ bị phơi bày. Để khắc phục cần có thời gian, quá trình rèn luyện và cả việc được trao cơ hội khi thi đấu ở nước ngoài. Còn nếu như Tuấn Anh, Xuân Trường hay Công Phượng chỉ ngồi dự bị ở CLB của mình, tôi e họ sẽ bị chững lại.

- Giai đoạn những năm 1990, ĐT Việt Nam thường xuyên có những chuyến tập huấn tại châu Âu trước khi đá giải, nhưng sau đó gần như chỉ tập huấn trong nước. Phải chăng đội tuyển đang thiếu cơ hội cọ xát?

- Trước đây chúng ta được các nước bạn như Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc bao cấp nên mới có những chuyến tập huấn như vậy. Còn nay, muốn tập huấn phải có kinh phí. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào lịch thi đấu của các đội bóng ở nơi tập huấn, họ có thời gian để giao hữu với chúng ta hay không…

Thời gian tới, theo kế hoạch được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Hội đồng HLV Quốc gia và Ban huấn luyện xây dựng, đội tuyển sẽ đá giải giao hữu ở Myanmar, rồi tranh thủ ngày “FIFA Day” để mời một số đối thủ mạnh giao hữu và có thể là một giải đấu tiền AFF Cup 2016 do VFF tổ chức.  

- Xin cảm ơn ông!

Theo An ninh thủ đô


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.