Cảnh tận cùng nghèo khổ sau ánh hào quang World Cup

Bức ảnh đắng lòng với chú thích “Hai mặt Brazil” được đăng trên mạng xã hội Twitter hôm thứ năm (12/6) tiếp tục phản ánh sâu sắc sự phân hóa giàu nghèo ở Brazil.

Bức ảnh đắng lòng với chú thích “Hai mặt Brazil” được đăng trên mạng xã hội Twitter hôm thứ năm (12/6) tiếp tục phản ánh sâu sắc sự phân hóa giàu nghèo ở Brazil.

Bức ảnh cho thấy cảnh tượng những CĐV Brazil đang vô tư ném rác vào chiếc thùng nơi được xem là chỗ sinh sống hàng ngày của một người phụ nữ vô gia cư.

Mặc dù đã được chụp cách đây khoảng 1 năm khi Brazil đăng cai Confederation's Cup nhưng việc xuất hiện ngay sau trận khai mạc World Cup lại khiến dư luận dậy sóng vì vấn đề bất bình đẳng xã hội ở Brazil.
Cảnh tận cùng nghèo khổ sau ánh hào quang World Cup
Bức ảnh "Hai mặt Brazil" 

Brazil là một trong những nước để xảy ra tình trạng bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng nhất thế giới. Đây cũng là gốc rễ của những cuộc biểu tình rầm rỗ kéo dài suốt hơn 1 năm qua. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thu nhập của 10% số người giàu Brazil gấp 50 lần 10% số người nghèo, trong khi tỉ lệ này ở Mexico chỉ là 27 lần và Thổ Nhĩ Kì là 14,5 lần. 

Với mức thu nhập như thế, không có gì lạ khi mức sống của người giàu tại đây cao gấp 15 lần người nghèo. Những tưởng World Cup sẽ là dịp để cải thiện cuộc sống của những người dân nghèo bần cùng ở Brazil, tạo cơ hội cho họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, thế nhưng cho đến lúc này, thực tế lại chứng minh điều ngược lại.

Kinh phí tổ chức World Cup lên tới 11 tỷ USD đã thực sự bóp nghẹt tầng lớp lao động ở Brazil, vắt kiệt mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người nghèo khổ. Kết quả mà họ nhận được là dịch vụ y tế, giáo dục, hệ thống nhà ở tồi tàn, là những cuộc truy quét khiến hàng trăm người đột ngột “mất tích”…  
Cảnh tận cùng nghèo khổ sau ánh hào quang World Cup
 Trẻ con Brazil có cần World Cup?

Giá lương thực, quần áo và các nhu cầu cơ bản khác ở Brazil ở mức cắt cổ, mức thuế cao ngất ngưởng có thể đẩy giá sản phẩm tăng thêm 80%. Một cuộc thăm dò của Pew Research gần đây cho thấy, ngoài mối quan tâm về chi phí sinh hoạt, phần lớn người Brazil không hài lòng với hệ thống trường học và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 

Có tới 27% người trưởng thành trong độ tuổi từ 15 và 64 có kỹ năng đọc và viết chỉ ở mức cơ bản. Họ chỉ có thể đọc văn bản cơ bản như quảng cáo hay thư ngắn và thực hiện các phép toán ở bậc tiểu học như các giao dịch mua bán đơn giản. Các bệnh viện công cũng ở trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. 64% số bệnh viện ở Brazil đang quá tải. Ngoài ra, một loạt các vấn đề đã tồn tại tư lâu như cơ sở hạ tầng kém, thiếu bác sĩ và y tá, trang thiết bị lạc hậu… không hề được cải thiện. 

Tháng 4 vừa qua, một bệnh nhân đã tử vong tại một bệnh viện ở bang Piauí trong khi đang điều trị trên sàn nhà vì không đủ giường.

Bên cạnh đó, cơ hội kinh doanh dịp World Cup cũng bị FIFA khống chế. Để đảm bảo quyền lợi của các nhà tài trợ chính thức, FIFA và chính phủ Brazil đã quy định "vùng đặc quyền" trong bán kính 2km quanh SVĐ ngăn chặn hoạt động buôn bán của dân địa phương nhằm tránh cạnh tranh với các nhà tài trợ chính thức và các đối tác của giải đấu. 
 Chiến dịch truy quét người vô gia cư ở Brazil
Cảnh tận cùng nghèo khổ sau ánh hào quang World Cup

Vì những lí do này mà thậm chí trong trận ra quân của đội tuyển Brazil, đã có nhiều CĐV nước chủ nhà reo hò và hô vang tên đội tuyển Croatia khi họ có bàn mở tỉ số. Có lẽ, một bộ phận người dân Brazil đang lo sợ rằng, chiến thắng của đội nhà trong kì World Cup sẽ đồng nghĩa với chiến thắng của tổng thống Dilma Rousseff trong cuộc bầu cử tháng 10 sắp tới, điều mà họ cho rằng sẽ tiếp tục nhấn chìm cuộc sống của mình.

Tại một đất nước có tới 16 triệu người vẫn sống ở mức dưới nghèo khổ thì World Cup có lẽ chỉ là cái cớ cho chính phủ công khai thực hiện những khoản đầu tư vô tội vạ, để rồi sau đó lấp đầy thêm túi tiền của tầng lớp tinh hoa, vốn chỉ chiếm 1% dân số nhưng sở hữu 13% tài sản của đất nước này. 

Theo Thanh Tú/VTC News


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.