ĐT Việt Nam ít cầu thủ HA Gia Lai, Công Phượng vẫn chói sáng

Trận đấu với Campuchia ngày 10/10 cho thấy một điều rằng không cần gom quá đông cầu thủ của HA Gia Lai vào đội tuyển, Công Phượng vẫn có thể ăn ý với các cầu thủ khác, được các đồng đội khác tạo cơ hội tại đội tuyển quốc gia

Trận đấu với Campuchia ngày 10/10 cho thấy một điều rằng không cần gom quá đông cầu thủ của HA Gia Lai vào đội tuyển, Công Phượng vẫn có thể ăn ý với các cầu thủ khác, được các đồng đội khác tạo cơ hội tại đội tuyển quốc gia.

Trong trận đấu với Campuchia, Công Phượng chơi khá ăn ý với các cầu thủ trên hàng tấn công của đội tuyển quốc gia gồm Anh Đức, Văn Quyết, Thanh Trung.

Những cầu thủ vừa nêu có các pha đập nhả rất tốt với Công Phượng, nhiều lần đặt cầu thủ đang khoác áo HA Gia Lai vào thế thuận lợi để dứt điểm (trong trận này, Công Phượng có đến 4 – 5 tình huống đối mặt với thủ môn).

Điều đó cho thấy không hẳn cứ đá với nhau nhiều năm là có thể tạo ra được khoảng trống cho nhau ở các trận đấu chính thức, mà vấn để còn nằm ở trình độ của những chơi cạnh nhau trong những trận đấu cụ thể.

Công Phượng vẫn được tạo nhiều cơ hội ghi bàn, dù không cần gom quá nhiều cầu thủ HA Gia Lai lên đội tuyển quốc gia (ảnh: Gia Hưng)
Công Phượng vẫn được tạo nhiều cơ hội ghi bàn, dù không cần gom quá nhiều cầu thủ HA Gia Lai lên đội tuyển quốc gia (ảnh: Gia Hưng)

Thực tế cho thấy ngay ở HA Gia Lai những mùa bóng vừa qua, Công Phượng thậm chí còn không có nhiều cơ hội ghi bàn như trong trận đấu của đội tuyển Việt Nam với Campuchia vừa rồi.

Hoặc tại SEA Games 29 vừa diễn ra trên đất Malaysia hồi tháng 8, dù có rất đông các đồng đội ở HA Gia Lai bên cạnh, được hỗ trợ tối đa của các cầu thủ xuất thân cùng một lò đào tạo, nhưng Công Phượng vẫn bế tắc và ít có cơ hội ghi bàn trong các trận đấu quan trọng nhất của đội tuyển U22 Việt Nam tại giải đấu ấy.

Chất lượng của các cầu thủ không cao thì dĩ nhiên không thể tạo nên thế trận tốt, thế tấn công tốt cho cả động nói chung và cho Công Phượng nói riêng.

Trong số các cầu thủ HA Gia Lai, vốn cùng trưởng thành chung với Công Phượng nhiều năm qua, có cầu thủ nào đá trung phong tốt như Anh Đức? Có cầu thủ nào quái như Văn Quyết? Hoặc đâu là cầu thủ ổn định như Thanh Trung?

Điểm đáng nói khác nằm ở chỗ các cầu thủ ở đội tuyển quốc gia vừa nêu ở trên đều có chuyên môn thuộc vào loại tốt nhất nước, ở vị trí mà họ thi đấu.

Chính vì thế, điều quan trọng là chất lượng chuyên môn của các cầu thủ. Những người có năng lực thường sẽ tự biết cách tìm tiếng nói chung với người làm việc bên cạnh mình. Còn ngược lại, có cố gắng ráp nối những cầu thủ cùng trưởng thành chung một chỗ, nhưng năng lực không phù hợp thì vẫn khó mang lại thành công.

Bài học này dành cho Công Phượng và cho ĐT Việt Nam đã có ở SEA Games 29. Chính vì thế, đừng cố gom đông cầu thủ HA Gia Lai lên đội tuyển chỉ để phục vụ một – hai có nhân, cho dù cá nhân đấy thuộc vào loại nổi tiếng nhất nước đi chăng nữa.

Các đội tuyển quốc gia nên được trả về đúng với danh nghĩa của các đội tuyển, thay vì chỉ là một CLB có tăng cường. Mà bài học của Công Phượng và các đồng đội ở SEA Games 29 là một ví dụ.

Rồi sau trận đấu với Campuchia, cũng đừng lo việc Công Phượng không tìm thể tìm thấy tiếng nói chung với các cầu thủ khác, đến từ nhiều đội bóng khác nhau. Vấn đề là chất lượng của những người chơi cạnh Công Phượng, và vấn đề quan trọng hơn nữa là Công Phượng có biết nhìn đồng đội mà đá hay không?!

Theo Dantri.com.vn


Công Phượng

ĐT Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.