Những nghịch lý chỉ có bóng đá Việt!

Đầu mùa giải 2013, ban tổ chức V-League từng tính phương án không có đội rớt hạng nhưng bị phản đối. Song đến khi XMXT.Sài Gòn bỏ giải, các đội nhóm rớt hạng lại ép ban tổ chức gật đầu với phương án không có đội rớt hạng từng bị chê ở đầu V-League.

Đầu mùa giải 2013, ban tổ chức V-League từng tính phương án không có đội rớt hạng nhưng bị phản đối. Song đến khi XMXT.Sài Gòn bỏ giải, các đội nhóm rớt hạng lại ép ban tổ chức gật đầu với phương án không có đội rớt hạng từng bị chê ở đầu V-League.
 
Ban tổ chức bị đội bóng ép ngược
 
Còn nhớ đầu mùa V-League 2013,  từng 3 lần tạm hoãn ngày khởi tranh vì các đội bóng không đủ kinh phí hoạt động. Hết tranh cãi mức tiền đăng ký dự giải hay ngân sách hoạt động, các câu lạc bộ cũng phản ứng ra mặt với các quyết định từ Công ty cổ phần bóng đá VPF hay ban tổ chức giải.
 
Đã từng có ý kiến cho đội U23 Việt Nam dự giải quốc gia như ở Malaysia đang làm, hay không có đội rớt hạng như ở giải nhà nghề Australia. Đó là phương án có tính đột phá để đội U23 Việt Nam có thêm kinh nghiệm, bản lĩnh chuẩn bị cho SEA Games 27 diễn ra cuối năm ở Myanmar. Hoặc ban tổ chức nghĩ đến việc không đội rớt hạng để tăng tính hấp dẫn, đẹp mắt cho các trận đấu ở giải vô địch quốc gia.
 
Ấy vậy mà các cầu lạc bộ từ V-League đến hạng Nhất phản đối ra mặt trước 2 đề án có tính xây dựng như thế. Họ dọa không dự giải, không cho tuyển thủ U23 lên tập trung vì ý kiến đấy đi ngược chu trình phát triển bóng đá nội. Cuối cùng, VPF lẫn ban tổ chức phải chiều các câu lạc bộ khi U23 Việt Nam không dự giải lẫn vẫn có đội xuống hạng.

Ảnh minh họa

Cuối cùng thì cả VFF lẫn VPF phải thỏa hiệp với phương án không có đội bóngrớt hạng trước 2 lượt đấu cuối cùng của V-League 2013

Có ai biết đâu rằng cuối mùa giải năm nay, phương án không đội rớt hạng bỗng nhiên được đưa ra bàn thảo và được thông qua nhanh chóng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc XMXT.Sài Gòn bỏ giải, khiến K.Kiên Giang cũng dọa rút lui, khi họ vẫn có nguy cơ rớt hạng dù đội bóng Sài thành đã không còn dự giải đấu.
 
Theo lý, cuộc đua rớt hạng vẫn diễn ra giữa K.Kiên Giang và V.Ninh Bình cho dù XMXT.Sài Gòn không còn thi đấu tiếp 2 vòng cuối. Nhưng ban tổ chức, VPF lẫn cả Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) lại lo K.Kiên Giang, V.Ninh Bình tiếp tục bài ca "bỏ giải" nếu quy định có đội rớt hạng vẫn được bảo lưu. Cuối cùng cuộc họp khẩn diễn ra và ban tổ chức lẫn các câu lạc bộ thở phào khi không có đội nào phải xuống hạng Nhất nữa cả.
 
Bóng đá Việt đang đánh mất định hướng
 
Khi luật lệ đã được đưa ra, đáng lý các câu lạc bộ phải tôn trọng, chứ không phải gây sức ép như XMXT.Sài Gòn và K.Kiên Giang đã làm vừa qua. Hãy nhìn hành động mà lãnh đạo Sông Lam Nghệ An chấp nhận, khi XMXT.Sài Gòn bỏ giải vừa qua. Bởi đội bóng thành Vinh mất 6 điểm quý giá và tụt từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4, cũng xem như mất cơ hội bảo vệ ngôi vô địch.
 
Ấy vậy mà thay vì nộp đơn khiếu kiện, dọa bỏ giải, Sông Lam Nghệ An không lời phàn nàn, trách cứ. Họ tôn trọng cuộc chơi để giải đấu có thể về đích an toàn, chứ không làm to chuyện khiến V-League càng trở nên rối loạn thêm nữa.

Ảnh minh họa

Dọa bỏ giải như XMXT.Sài Gòn đã làm, K.Kiên Giang (xanh) antâm trụ hạng mà không cần biết kết quả những trận đấu cuối ra sao

Tuy nhiên có quá ít đội bóng có cung cách, lối hành xử chuyên nghiệp như Sông Lam Nghệ An đã làm. Vẫn còn hiện tượng một ông bầu quản lý nhiều đội bóng, hay những câu lạc bộ ỷ có tiền, hoặc ở thế cùng đường ra yêu sách ép ngược ban tổ chức. Khi luật bị "xé" không thương tiếc sau sự cố vừa qua, mới thấy vì sao giải chuyên nghiệp của chúng ta đang ngày càng đi chệch lộ trình.
 
Chuyện chuyên gia bóng đá người Nhật, ông Kazuyoshi Tanabe, rời Việt Nam sau khi được VPF mời cho thấy bóng đá Việt Nam quá nhiều nghịch lý, khiến cả một người giỏi như Tanabe cũng phải bó tay. Bởi cũng không có giải đấu nào luật bị bẻ nhiều như ở V-League, cũng không giải đấu nào ban tổ chức giải phải chiều câu lạc bộ nhiều như ở ta. Đến độ một phản ứng thôi cũng lo ngay ngáy những ông bầu kia rút lui, bỏ giải khiến V-League ế như chợ chiều.
 
Xem ra sau sự kiện XMXT.Sài Gòn, bài ca "dọa bỏ giải" sẽ còn được nhiều đội bóng thực hiện. Lỗi từ VFF, VPF và ban tổ chức giải quá dung dưỡng thói đỏng đảnh, thiếu chuyên nghiệp từ các đội bóng, khiến giải đấu diễn ra lộn xộn, chẳng theo một trình tự xứng đáng giải đấu chuyên nghiệp số 1 khu vực cả.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.