Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Quay quắt vì tiền

V-League gần như đã kết thúc sau khi XMXT Sài Gòn bỏ giải và Thường vụ VFF biểu quyết không có đội xuống hạng. Bây giờ các đội bóng lại sốt vó… xin tiền cho mùa giải mới.

V-League gần như đã kết thúc sau khi XMXT Sài Gòn bỏ giải và Thường vụ VFF biểu quyết không có đội xuống hạng. Bây giờ các đội bóng lại sốt vó… xin tiền cho mùa giải mới.

Khổ thân nhất vẫn là K. Kiên Giang giờ chót trụ hạng và tiếp tục nai lưng ra kiếm tiền cho mùa sau, dù vẫn còn nợ tiền cầu thủ. Mỗi vòng đấu của K. Kiên Giang từ lượt về, nhất là sân khách đều là một cực hình với họ. Ông trưởng đoàn mấy lần vay mượn và thế chấp tài sản để chi tiêu cho cầu thủ trong khi kinh phí hoạt động đã rỗng tuếch.

Tương lai V-League còn nhiều những CLB ăn đong và chạy gạo từng bữa sau hồi đầu mùa này, có đến tám đội bóng tự nguyện rã đám vì thiếu tiền.

Chợt giật mình nhẩm tính không còn nhiều đội bóng đủ sức cầm cự ở giải chuyên nghiệp hoặc có những dấu hiệu cho thấy một vài ông bầu không muốn chơi bóng đá nữa. SL Nghệ An hồi đầu mùa đã quay quắt vì tiền khi bầu Hương đắn đo đầu tư không như các mùa trước. Nó khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng không thể xây dựng đội hình theo ý mình vì không có tiền mua ngoại binh chất lượng như mong muốn.

V-League giờ như cái chợ. Ảnh: XUÂN HUY

SHB Đà Nẵng hay Hà Nội T&T mấy mùa bóng qua không có bầu Hiển thì chắc đã không còn sức chơi như bây giờ. Ai cũng mong niềm đam mê và… túi tiền của ông bầu này bất tận bởi họ thừa hiểu nếu không có ông chống lưng thì CLB đã ngã nhào từ đời nào. Mùa sau, bầu Hiển còn phải chung tay với bóng đá Quảng Nam không biết hầu bao cho Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng có bị san sẻ?

Bóng đá Việt Nam đang sống và thở nhờ vào lỗ mũi của các ông bầu nên sống chết đều phụ thuộc vào bầu. Ví như ĐT Long An hay K. Kiên Giang tồn tại từ nguồn sữa của Ngân hàng Kiên Long do bầu Thắng làm Chủ tịch HĐQT và tương tự ở công ty mẹ Đồng Tâm.

Bầu Đức thì nhiều năm qua không thèm đến sân xem HA Gia Lai thi đấu nữa. Sau hai lần vô địch giờ ông lại thích xem đám trẻ trưởng thành từng ngày.

Làng bóng quốc nội đến thời điểm này hiếm có thêm người chung thủy hơn 10 năm qua như bầu Đức, bầu Thắng. Ví như bầu Trường nuôi đội bóng V. Ninh Bình giống nghĩa vụ mà không biết ông cần gì ở CLB, hay bầu Đệ ở Thanh Hóa hơi khó ở chút lại hăm dọa bỏ bóng đá.

V. Hải Phòng sau hợp đồng một năm với dàn cầu thủ Khánh Hòa không chắc có còn duy trì hay Đồng Nai trụ hạng thành công rồi thì không nhẽ mùa sau lại tính trụ hạng nữa? Cá biệt còn là B. Bình Dương không tiếc tiền mua cầu thủ đắt giá về cho đội khác mượn hoặc đưa xuống hạng Nhất đá chơi (vì không thể lên hạng), trong khi đội lớn đá không ra sao.

V-League mùa sau dự báo sẽ còn nhiều khó khăn từ trên xuống dưới. Khi mà cái hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam đang ngoắc ngoải, chỉ còn lại ba thành viên Eximbank, HA Gia Lai, ĐT Long An “gồng” mình gánh nhiều hơn là vui vẻ tài trợ.

V-League bây giờ giống một cái chợ mà người thích bỏ chợ thì bỏ, còn người đi chợ có khi phải vay mượn ăn bữa nay lo bữa mai.

Xem lại cách tiêu tiền của K. Kiên Giang

K. Kiên Giang cứ kêu là thiếu tiền dù nhà tài trợ chính Ngân hàng Kiên Long luôn giải ngân đúng và đủ. So với Đồng Nai làm bóng đá thì K. Kiên Giang tiền nhiều hơn và có kinh nghiệm hơn nhưng Đồng Nai chắp vá có bao giờ than thiếu tiền đâu. Ngược lại thì K. Kiên Giang cứ than tiền thiếu lẫn nợ tiền cầu thủ nhưng thực tế họ đã tiêu 40 tỉ đồng so với Đồng Nai chỉ 30 tỉ mà chơi trận nào ra trận đó.

Không ít cầu thủ K. Kiên Giang bây giờ tỏ ý nghi ngờ dàn lãnh đạo đội bóng ít vì đội bóng như ở Đồng Nai đã làm. Họ cân, đong, đo, đếm và chợt nhận ra với con số 40 tỉ đồng đó thì không thể gọi là thiếu, trừ khi có những khoản phải chi mà không thể công khai.

Ở Đồng Nai, chỉ với 30 tỉ đồng mùa đầu tiên đối với thầy trò ông Trần Bình Sự đã là đủ trong khi ở K. Kiên Giang thì hơn 10 tỉ đồng mà cứ vẫn than là thiếu.

Ở Đồng Nai, HLV trưởng Trần Bình Sự thương cầu thủ còn cao hứng móc tiền túi thưởng cho cầu thủ trong khi ở K. Kiên Giang thì cứ lớn tiếng la thiếu, là phải vay nợ.

Tiêu tiền cũng có lắm cách tiêu.

Theo PL tpHCM


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.