Bất động sản: Mua - thấy rủi, bán - trông may

Cách đây không lâu, người dân những làng ven đường cao tốc Láng Hòa Lạc vốn quen với cuộc sống thanh bình và yên trí vì cái thế nhà có mặt tiền nhìn ra đường cao tốc thuận tiện cho buôn bán. Nhưng chỉ một năm trở lại đây, cái lợi “nhãn tiền” mà người ta nhìn thấy lại là những mảnh đất “bị” thu mua.

Trước thông tin đường Láng - Hòa Lạc sắp được đưa vào sử dụng cùng ý tưởng vềtrục Thăng Long trong đề án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, thị trường nhà đấtphía Tây Hà Nội vốn đã nóng nay lại càng “hot” hơn.

Cách đây không lâu, người dân những làng ven đường cao tốc Láng - Hòa Lạcvốn quen với cuộc sống thanh bình và yên trí vì cái thế nhà có mặt tiền nhìnra đường cao tốc thuận tiện cho buôn bán. Nhưng chỉ một năm trở lại đây, cáilợi “nhãn tiền” mà người ta nhìn thấy lại là những mảnh đất “bị” thu mua.

Dập dìu kẻ bán người mua

Những ngày này về thôn Dương Cốc, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội - nơibốn bề được bao quanh bởi những cánh đồng bát ngát, người ta không khỏi giậtmình trước tốc độ xây dựng nhà cửa nơi đây với những mái nhà xanh, đỏ cao chótvót “chen vai, hích cánh” mọc lên như nấm.

Những người dân ở đây cho biết, cuối năm 2008 xuất hiện một vài chủ đầu tư mangtheo những dự án khu du lịch sinh thái, chung cư cao cấp về làng và bắt đầutriển khai thu mua đất nông nghiệp với giá 27 triệu đồng/sào. Với đất dịch vụ10%, các doanh nghiệp đánh tiếng mua với giá 1 triệu đồng/m². Nửa năm sau, mộtsố nhà đầu tư “chơi trội” mua lại đất dịch vụ của các hộ dân với giá 1,5 triệuđồng/m².

Theo anh N.V.Đ. một “cò” đất địa phương, thỉnh thoảng giá đất nơi đâycũng diễn ra một vài biến động nho nhỏ khi các đại gia ôm một lượng lớn đất muốnbán tháo vì nhận thấy tiến độ thực hiện dự án vẫn dậm chân tại chỗ, việc giảiphóng mặt bằng đất dịch vụ còn đang ngổn ngang, nhiều cơ chế chính sách chưađược tháo gỡ.

Đất dịch vụ của dự án tại thời điểm cuối năm 2009 là 1,8 triệuđồng/m². Mãi đến khi người dân và cả những nhà đầu tư nghe ngóng sắp có đườnglàm tới làng thì giá đất lại được đẩy lên mức 2 - 2,2 triệu đồng/m². Lúc này,một số nhà đầu cơ nhạy bén tức tốc chào mua với giá 180 triệu/sào đất nôngnghiệp, bao gồm cả đất dịch vụ.

Bất động sản: Mua - thấy rủi, bán - trông may

Mảnh đất này ở Đông Quang hiện được giao giá tới 1,4 tỷ đồng

Thế nhưng, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng sau Tết Âm lịch, giá đất đã “vọt” lêntới 7 - 8 triệu đồng/m². Các giao dịch thành công diễn ra nhanh chóng trong vòng2 - 3 ngày. Người mua với nhiều mục đích như mua đi bán lại, mua đất xây biệtthự, xây dựng siêu thị, nhà hàng… không ngừng đổ về, thậm chí một số đại giabuôn bán bất động sản từ Vinh - Nghệ An cũng ra đây để “lướt sóng”.

Chính quyềnxã Đồng Quang nhận định, chính việc đổ xô mua đất của các nhà đầu tư đã tác độngkhông nhỏ đến tâm lý của cả người mua lẫn kẻ bán. Với tâm lý mua là được, cácnhà đầu tư thi nhau đổ tiền vào đất dịch vụ có diện tích càng lớn càng tốt vớigiá tăng từng ngày. Còn những người có đất thì tiếp tục “găm” đất chờ ngày giálên cao.

Trong khi đó, đất ở một số thôn khác như Đồng Lư, Yên Nội, thuộc xãĐồng Quang, cũng rậm rịch tăng giá như một xu hướng tất yếu khi việc mở rộngđường 72 nối từ Hà Đông xuống và đường vành đai 4 sắp thành hiện thực. Hiện giáđất ở Đồng Quang đã lên tới hơn 300 triệu đồng/sào, bao gồm cả đất dịch vụ.

Rủi ro - đã lường

Tại thời điểm này, đa số nhà đầu tư đều chọn cách “lướt sóng” để kiếm lời, thay vì chờ đến khi biết được “hình hài” mảnh đất mà mình sẽ sở hữu

Trên thực tế, đất dịch vụ là loại đất mà người nông dân sau khi bán đất nôngnghiệp cho các dự án được nhà nước hỗ trợ bằng 10% diện tích đất đã bán. Nhiềunhà đầu tư khi đầu tư vào loại đất này đều biết sự rủi ro mà nó mang lại. Mộttrong những rủi ro chính là chính quyền địa phương không còn đất quy hoạch đểgiao lại cho người dân.

Thứ 2, cho đến tận khi đất ruộng đã được bán hết cho cácchủ dự án thì “hình hài” của những mảnh đất dịch vụ vẫn còn là một ẩn số dochính quyền địa phương gặp lúng túng trong việc quy hoạch đất dịch vụ.

Vì lẽ đó,người mua chỉ còn biết phấp phỏng nghe ngóng và… chờ! Do vậy, tại thời điểm này,đa số nhà đầu tư đều chọn cách “lướt sóng” để kiếm lời, thay vì chờ đến khi biếtđược “hình hài” mảnh đất mà mình sẽ sở hữu. Rủi ro tiếp theo là việc các giaodịch mua - bán chỉ diễn ra dưới hình thức viết giấy trao tay, người mua rất dễbị “lật kèo” khi có người trả giá cao hơn.

Cách đây 2 tuần, chị N.T.H., một nôngdân, đã bắt quen được với một trung gian người Hà Nội chuyên đi thu mua đất dịchvụ trong dân sau đó bán lại cho các nhà đầu tư khác kiếm lời. Giá cả đã làm xong,hai bên viết giấy trao tay với giá 6 triệu đồng/m², đặt cọc 20 triệu. Trong vòng2 ngày, bên mua sẽ phải thanh toán đầy đủ số tiền đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, cũngchính mảnh đất ấy, ngay trong ngày sau, một đầu nậu khác ướm mua với giá cao hơn1 triệu/m², vậy nên ngay lập tức, bên bán đơn phương phá vỡ hợp đồng. Người muacay đắng, kẻ bán hả hê. Thế nhưng, bất chấp rủi ro, việc mua bán đất dịch vụkiểu này vẫn thu hút được đông đảo người mua.

300 triệu/sào là giá đất dịch vụ hiện nay ở Đông Quang

Ngược lại, đất nền, đất thổ cư cósổ đỏ tại những khu vực này lại không phải là mảnh đất màu mỡ của những ngườikinh doanh đất. Thậm chí, những thửa đất vuông vức với đầy đủ giấy tờ còn khógiao dịch trên thị trường hơn cả những tấm phiếu ghi tên chủ sở hữu của nhữngmảnh đất dịch vụ chưa định hình.

Chỉ có những người thực sự có nhu cầu về nhà ởmới có hứng thú với loại đất này và chấp nhận mua với giá 12 triệu/m². Đất giãndân cũng được rao  bán với giá từ 5 - 7 triệu đồng/m² do loại đất này được chialô trên những ao làng. Người mua, buộc phải san nền, đóng cọc nếu muôn xây dựngnhà cửa.

Hiện tại, mức lời kỷ lục từ kinh doanh đất nơi đây thuộc về một nữ đầu nậu thứcthời sớm từ cách đây 7 năm khi mua lại một mảnh đất vườn có sổ đỏ với diện tíchgần 400m² với giá 15 triệu đồng tại làng Tuồng (Dương Cốc, Đồng Quang, Quốc Oai).

Nay giá của mảnh đất này đã lên tới 1,5 tỷ đồng. Mới đây, người ta lại kháo nhausắp có đường “xương cá” dẫn về các khu đất dịch vụ và một con đường bạc tỷ nốitrung tâm huyện Quốc Oai với Đồng Quang, khiến người mua kẻ bán lại được mộtphen nháo nhào vào cuộc.

Không biết tin đồn ấy đúng đến đâu, nhưng các đại giađất đai vẫn một mực cho rằng, chỉ sợ không có tiền, còn cứ mua là lãi. Nếutrường vốn thì kiếm tiền tỷ như chơi. Cứ thế, vòng quay tiền - đất - tiền nơilàng quê một thời yên ả này dường như vẫn chưa có điểm dừng.

Theo Ngọc Dung
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.