Nhà đất phát mãi tăng mạnh

Lượng nhà đất đăngký bán theo diện phát mãi đang tràn ngập ở các trung tâm môi giới với giá rẻ hơnnhiều so với thị trường, tuy nhiên không được mặn mà chào đón vì khách sợ rủiro.

Lượng nhà đất đăngký bán theo diện phát mãi đang tràn ngập ở các trung tâm môi giới với giá rẻ hơnnhiều so với thị trường, tuy nhiên không được mặn mà chào đón vì khách sợ rủiro.

Anh Trần TrungDũng, Giám đốc một sàn bất động sản ở khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) chia sẻ, 65% sốchung cư, đất thổ cư và liền kề đăng ký giao dịch tại sàn của anh đều là do cácngân hàng ký gửi. Số lượng địa ốc phát mãi cao gấp 4 lần so với cùng kỳ nămngoái. Chủ tài sản số đông là do khách hàng bị kẹt tiền từ đợt lướt sóng hồi nămngoái.

"Các trường hợpcầm cố nhà chính chủ, giấy sở hữu đầy đủ, song ít khách mua vì thị trường trầmlắng. Ngoài ra, tâm lý khách hàng ngại mua tài sản phát mãi sợ dớp", anh Dũngcho hay.

Nhà đất phát mãi tăng mạnh
Địa ốc phát mãi thường có giá rẻ hơn thị trường từ 2 đến 8 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Lan.

Anh Chu Tuấn, đơnvị phân phối tài sản phát mãi của một ngân hàng cho biết, đang rao bán 6 lô đấtvà một nhà thổ cư ngân hàng phát mãi ở khu vực Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, HoàngMai với giá dao động từ 8 đến 36 triệu đồng mỗi m2. Hầu hết giá phát ra đều rẻhơn so với thị trường 2-8 triệu mỗi m2 tùy khu vực. Cụ thể, mảnh ở khu vực CổLoa, Đông Anh diện tích gần 500 m2, cách quốc lộ 3 khoảng 150 m, có hai mặttiền, ôtô vào tận nơi, sổ đỏ đầy đủ thì giá phát mãi là 10 triệu đồng mỗi m2.Trong khi đó giá thị trường lên tới 18 triệu đồng.

Tương tự, đất xãKim Lan (Gia Lâm) 8 triệu đồng, còn khu Biên Giang (Hà Đông) khoảng 36 triệuđồng mỗi m2. Các khu vực như Phố Huế, Hoàng Mai giá lần lượt là 29 và 47 triệuđồng.

Theo anh Tuấn, giácả của lô đất vẫn đàm phán được, giảm tối đa khoảng 500.000 đồng mỗi m2. "Kháchhàng giao dịch trực tiếp với ngân hàng, các thủ tục giấy tờ nhà đất ngân hàng sẽlo. Trước tiên, đặt cọc 30%, 10 ngày sau đó đóng nốt 70% còn lại", anh Tuấn tiếtlộ.

Anh Nguyễn VănĐức, nhân viên kinh doanh Công ty cổ phần Sozo cũng rao bán 3 lô đất phát mãi từngân hàng VIB ở Đông Anh giá 14 triệu đồng mỗi m2. Theo anh Đức, thông thường,giá bất động sản do ngân hàng phát mãi thường rẻ hơn nhiều so với thị trường.Bởi khi thẩm định, ngân hàng chỉ đưa ra giá bằng 70% giá thị trường sau đó chỉcho vay khoảng 70% mức thẩm định nên khi phát mãi cũng không thể "trên trời".

Thị trường ế ẩmsong anh Đức cho hay, ngânhàng đua phát mãi địa ốc giá rẻ song giao dịch rất chậm. Anh Đứccho hay, thời điểm năm ngoái, địa ốc phát mãi bán "nhanh như bay", một tháng cóthể đẩy được 8-9 lô song nay thị trường rất chậm. Tiêu chí chọn hàng của kháchcũng không dễ tính như xưa, hỏi nhiều nhưng mua ít. Dù thế, những lô đất có giá400-800 triệu đồng vẫn có khách hàng quan tâm. Do đó, anh Đức chỉ dám nhận bángiúp ngân hàng những lô đất có diện tích nhỏ khoảng trên dưới 50 m2.

Thậm chí những cánhân thế chấp ở ngân hàng cũng ký gửi địa ốc nhờ anh Đức bán. Những khách hàngnày đều rơi vào tình thế buộc phải bán do sắp đến kỳ đáo hạn khoản vay. "Tuynhiên, người có tài sản thế chấp vẫn đưa ra giá cao hơn ngân hàng để có thể vớtvát phần nào lợi nhuận và bù đắp cho khoản vay", anh Đức nói.

Ông Đặng Hùng Võ,cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, địa ốc phát mãi trong bốicảnh thị trường trầm lắng như hiện nay sẽ rất khó bán. Do đó, mấu chốt vấn đề làngân hàng phải hạ giá bán để những người có nhu cầu thực tiếp cận được nhà ở."Địa ốc phát mãi cũng nằm trong bối cảnh ảm đạm chung nên sớm nhất vào cuối nămnay, thị trường chuyển biến thì mới bán hàng dễ dàng", ông Võ nói.

Giám đốc một ngânhàng cổ phần tại Hà Nội nhận định, phát mãi tài sản bằng bất động sản gia tăngtrong vài năm gần đây là chuyện bình thường, nhất là trong bối cảnh thị trườngảm đạm và các ngân hàng đang tập trung xử lý nợ xấu. Ông cũng tiết lộ, tại ViệtNam, thủ tục phát mãi khá phức tạp mà chính bản thân ông cũng không nắm hết.

"Có thể phát mãinhiều lần trong trường hợp không bán được hàng. Tuy nhiên phải chờ chính quyền,kê biên, rồi qua tòa án... Để đấu giá thành công tài sản phát mại, nhanh nhấtcũng mất vài tháng, chậm có khi cả vài năm", ông nói.

Còn giám đốc mộtnhà băng cỡ vừa khác thì chia sẻ, có nhiều lý do để các ngân hàng công khai phátmại tài sản của khách vay như con nợ không hợp tác với ngân hàng, hoặc chính cácngân hàng nhận thấy khách hàng không có khả năng trả nợ. Khi phát mãi tài sản,chỉ người đi vay là chịu thiệt thòi bởi có nhiều bất động sản, năm trước có giá10 tỷ đồng, thì năm nay chỉ còn một nửa.

Luật sư Trịnh CẩmBình- Công ty Luật Biển đông cho biết, nhà đất bán theo hình thức phát mãi cógiá rẻ, nên được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, người mua có khả năng gặp phảirủi ro tương đối cao vì những tài sản phát mãi giữa ngân hàng và người đi vaythường có tranh chấp: Người sở hữu tài sản cho rằng ngân hàng bán tài sản khôngđúng quy định vì trên nguyên tắc, tài sản phát mãi cần phải qua đấu giá của mộtcông ty đấu giá, và có nhiều thủ tục phức tạp."Thời gian vừa qua, có khá nhiềutranh chấp liên quan đến tài sản phát mãi. Đây cũng là một trong những lý dokhiến cho thị trường bất động sản phát mãi giá rẻ mà vẫn khá ảm đạm", bà Bìnhnói.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.