5 điều khiến bạn ngạc nhiên về trường học Nhật Bản

Nếu bạn nói bạn thích văn hoá Nhật thì bạn có thể sẽ ‘sốc’ khi biết rằng ở các trường công Nhật Bản, học sinh ăn trưa trong lớp học cùng với giáo viên.

Nếu bạn nói bạn thích văn hoá Nhật thì bạn có thể sẽ ‘sốc’ khi biết rằng ở các trường công Nhật Bản, học sinh ăn trưa trong lớp học cùng với giáo viên.

giáo dục Nhật Bản, trường học Nhật Bản, học sinh Nhật Bản

1. Không thi cử trong 3 năm đầu tiên ở trường tiểu học

Người Nhật giải thích về lý do tại sao học sinh của họ không cần phải tham gia thi cử cho tới khi học lớp 4 là bởi họ đề cao cách hành xử ở độ tuổi này hơn. Theo văn hoá Nhật Bản, dạy cho đứa trẻ những lễ nghĩa còn quan trọng hơn là việc trẻ làm việc như thế nào trong lớp học để vượt qua các kỳ thi. Họ tin rằng tính cách của đứa trẻ phải được phát triển. Vì thế, họ tránh đánh giá về quá trình học tập của trẻ.

Việc tôn trọng người khác được dạy trong lớp học. Học sinh phải thể hiện sự tôn trọng với nhau và tất nhiên là với cả giáo viên. Một trong những điều quan trọng nhất là mối quan hệ thầy trò. Vì thế, những học sinh không muốn giáo viên của mình thất vọng sẽ không thể hiện sự bất kính.

2. Không có lao công, học sinh phải tự dọn dẹp trường lớp

Học sinh Nhật Bản phải dọn dẹp phòng học và phòng tắm. Việc này là để học sinh học cách làm việc nhóm, chia sẻ trách nhiệm và xây dựng tính cách quan tâm tới mọi việc (không chỉ với con người). Có lẽ, bài học ở đây là cách mà các em sẽ chăm sóc nơi mà mình học tập sẽ phản ánh cách mà các em chăm sóc người khác.

Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Những nhóm này sẽ luân phiên công việc trong suốt năm học, để tất cả học sinh đều được trải nghiệm mọi nhiệm vụ.

giáo dục Nhật Bản, trường học Nhật Bản, học sinh Nhật Bản

3. Học sinh ăn những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và giống nhau

Ngoại trừ những học sinh bị dị ứng thực phẩm, học sinh Nhật được phục vụ những bữa ăn với chế độ dinh dưỡng rất chuẩn mực. Không phải là những bữa ăn thiếu dinh dưỡng như ở các trường công của Mỹ. Người Nhật dạy con cái ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ. Thực đơn được thiết kế bởi các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và những đầu bếp chuyên nghiệp. Ngoài ra, bữa ăn trưa ở trường phần lớn sử dụng nguyên liệu tươi sống, được nuôi trồng ở địa phương.

Giáo viên cũng ăn trưa cùng học sinh của mình - một thói quen để củng cố mối quan hệ thầy trò.

4. Trường công dạy các môn nghệ thuật truyền thống

Học sinh Nhật được dạy nghệ thuật truyền thống như Shodo (thư pháp Nhật Bản) và haiku (một phong cách thơ trang trọng). Shodo liên quan đến việc viết chữ Hán và ký tự Kana bằng một chiếc bút tre trên giấy gạo.

Những môn nghệ thuật này đòi hỏi kiến thức và giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự tôn trọng đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc.

giáo dục Nhật Bản, trường học Nhật Bản, học sinh Nhật Bản

5. Học sinh Nhật mặc đồng phục

Hầu hết các trường công lập của Nhật yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Các bộ đồng phục khác nhau, tuy nhiên đồng phục của nhiều trường đều có những điểm chung như: đồng phục màu đen, phong cách quân sự với nam sinh; áo thủy thủ và váy với nữ sinh. Đồng phục trường học thường có màu sắc, đường cắt và trang trí nhã nhặn.

Đồng phục trường học được người Nhật đánh giá là mang nhiều ý nghĩa. Khi học sinh mặc trang phục giống nhau, các em sẽ cảm thấy gắn bó hơn với tập thể. Ngoài ra, đồng phục cũng gỡ bỏ tất cả những kỳ thị, giúp học sinh tập trung vào việc học tập. Một số trường học của Nhật Bản cũng có những quy định nghiêm ngặt về các phụ kiện như ba lô, cách trang điểm, thậm chí cả kiểu tóc.

Theo Vietnamnet

giáo dục Nhật Bản

học sinh tiểu học

bữa ăn

đồng phục

Trường mầm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.