- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
647 GV bị chấm dứt hợp đồng: Huyện bảo thừa, trường nói thiếu
Sau khi UBND huyện Yên Định ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động đối với 647 giáo viên, nhiều trường học trên địa bàn huyện đã thỏa thuận để phụ huynh tự bỏ tiền thuê GV...
Sau khi UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với 647 giáo viên (GV), nhiều trường học trên địa bàn huyện đã thỏa thuận để phụ huynh tự bỏ tiền thuê GV, nhân viên nuôi trẻ với lý do... thiếu GV.
Huyện “cắt” vì không có nhu cầu sử dụng
Ngày 19.8.2016, UBND huyện Yên Định ra Quyết định số 1251/QĐ – UBND về việc chấm dứt HĐLĐ đối với 647 GV đang công tác trên địa bàn huyện kể từ ngày 1.9. Trong đó, có 124 GV hợp đồng không xác định thời hạn và 523 GV hợp đồng có thời hạn (1 năm). Sau khi quyết định được đưa ra, hàng trăm GV lâm vào cảnh thất nghiệp. Nhiều người đã cống hiến gần chục năm cho ngành giáo dục cũng bị “bỏ rơi”.
Vẫn biết việc thuê GV là sai quy định, nhưng hiện tại nhà trường đang thiếu 4 GV, số lượng học sinh năm nay lại tăng hơn 50 em, nên chúng tôi không còn cách nào khác”. Cô giáo Lê Thị Cúc |
Cô giáo T.T.H (33 tuổi), GV Trường THCS Yên Giang đã có 9 năm gắn bó với nghề “trồng người” buồn bã nói: “Sau 9 năm đăm đắm với nghề, tôi tự hào là người địa phương duy nhất của trường được ký hợp đồng không xác định thời hạn, nhưng bây giờ bao nhiêu hy vọng đều tan biến. Điều khiến tôi băn khoăn nhất là huyện cắt hợp đồng với tôi do không có nhu cầu sử dụng trong thời điểm hiện tại. Trong khi đó, trường tôi luôn trong tình trạng thiếu GV, một thầy phải dạy nhiều môn học”.
Cùng quan điểm với cô H, nhiều GV cho rằng, lý do huyện đưa ra khi chấm dứt HĐLĐ với họ là không thuyết phục. Bởi lẽ, đầu năm học mới 2016-2017, nhiều trường còn đang phải “thỏa thuận” để phụ huynh tự trả tiền thuê GV về dạy cho học sinh. Đơn cử như: Trường Tiểu học Yên Trung, Trường Tiểu học Yên Thọ đang thuê GV dạy tiếng Anh; Trường Tiểu học Thống Nhất thuê GV dạy tin học và tiếng Anh; Trường Mầm non Yên Hùng, Định Bình, Yên Giang đang phải thuê nhân viên nuôi trẻ và phụ huynh là người phải đóng tiền để trả lương hàng tháng cho những GV này.
Trường thuê người dạy vì… thiếu giáo viên
Theo tìm hiểu của NTNN, đầu năm học 2016-2017, nhiều trường tiểu học, mầm non trên địa bàn huyện Yên Định thiếu GV, nên các trường phải “co” lớp lại trên 50 em/lớp, hoặc thỏa thuận với phụ huynh thuê thêm GV về dạy. Phụ huynh học sinh sẽ là người trả lương hàng tháng cho các GV đó.
Trao đổi với NTNN, cô giáo Lê Thị Cúc, Trường Mầm non Yên Hùng, cho biết: “Vừa rồi, huyện cắt 1 GV và 2 nhân viên hợp đồng đang công tác tại trường. Năm nay, số lượng học sinh tại trường tăng lên, nên trường bị thiếu GV và nhân viên nấu ăn. Đợt họp phụ huynh vừa qua, trường đã thỏa thuận với phụ huynh thuê thêm 6 nhân viên hợp đồng để nấu ăn trong trường cho các em bán trú. Mỗi phụ huynh phải đóng thêm 240.000 đồng/em/năm để trả lương hàng tháng cho các cô”.
Khi được hỏi mọi năm có phải thuê nhân viên nấu ăn không? Cô Cúc cho hay: Mới 2 năm học vừa qua phải thuê GV, còn những năm trước trường vẫn bố trí các cô thay phiên nhau xuống nấu ăn. Nhưng bây giờ, lớp học tăng sĩ số lại thiếu GV, nên nhà trường buộc phải thuê thêm người.
Không chỉ Trường Mầm non Yên Hùng, mà nhiều trường mầm non trên địa bàn huyện Yên Định cũng trong tình trạng phải “thỏa thuận” để phụ huynh đóng tiền thuê thêm GV về dạy cho các em.
Ông Nguyễn Thiện Chinh - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Yên Định, cho biết: “Hiện trên địa bàn huyện đang thiếu nhiều GV cấp tiểu học và mầm non. Chúng tôi đã gửi báo cáo về tỉnh để chờ hướng giải quyết. Hiện tại, chúng tôi cũng đồng ý cho một số trường mần non tự liên hệ với xã và phụ huynh để thuê thêm nhân viên nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục sẽ là đơn vị xét duyệt về những trường hợp được nhà trường và phụ huynh thuê. Có 2 trường tiểu học xin thuê thêm GV để dạy tiếng Anh, nhưng phòng mới đồng ý cho 1 trường. Việc thuê này cũng để cho nhà trường thỏa thuận với phụ huynh và phụ huynh là người sẽ trả lương cho những GV ấy”.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.