- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn 3 vấn đề nóng của giáo dục
Sáng 6/6, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Sáng 6/6, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội.|
Ba nhóm vấn đề các đại biểu quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gồm: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non; giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Chất lượng giáo dục đại học và phổ thông chưa cao
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thời gian qua, chất lượng đào tạo giáo dục chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông, chưa thu hút được sinh viên giỏi vào sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn hạn chế. Số lượng công trình, bài báo, các phát minh sáng chế, các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao chưa tương xứng với tiềm năng.
Một số trường đại học chưa đảm bảo đủ các điều kiện về chất lượng theo đề án thành lập, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, khó tuyển sinh. Những trường này cũng không đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng.
Nguyên nhân một phần là cơ chế chính sách về giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập; chưa tạo động lực khởi nghiệp, lập nghiệp; chưa đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng tương xứng yêu cầu. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ thấp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT đầu tư các yếu tố đảm bảo chất lượng: Phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ; đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển tư duy sáng tạo của học viên...
Cũng theo Bộ GD&ĐT, một vài cơ sở giáo dục mầm non vẫn xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ. Còn có tình trạng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử với trẻ chưa chuẩn mực. Một số vụ việc giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ.
Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (nhóm lớp độc lập tư thục), làm ảnh hưởng thể chất, tinh thần của trẻ, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Bộ GD&ĐT sẽ quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non. Một số cơ sở trọng điểm đào tạo giáo viên mầm non, còn những nơi khác trở thành trung tâm bồi dưỡng, tránh tình trạng đào tạo giáo viên tràn lan, chất lượng kém.
Tình trạng xuống cấp đạo đức của giáo viên, học sinh
Gần đây, một số hiện tượng liên quan giáo dục khiến xã hội lo ngại, như: Học sinh vi phạm pháp luật, đánh nhau; vi phạm luật giao thông, kỹ năng sống hạn chế dẫn đến tự tử do sức ép thành tích học tập từ gia đình; học sinh không biết cách xử lý mâu thuẫn; kém hiểu biết về pháp luật, dễ bị kẻ xấu lôi kéo tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội...
Một số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện đại, phong phú, phù hợp đặc điểm tâm lý và nhu cầu của đối tượng người học.
Chương trình hướng tới giảm bớt giáo dục lý thuyết, giáo điều; tăng cường giáo dục qua hoạt động trải nghiệm (về cảm xúc và hành vi, thái độ...), gắn liền những vấn đề thực tiễn.
200.000 người thất nghiệp, tỷ lệ không cao?
Bộ GD&ĐT cho biết, chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… nên còn khoảng 200.000 lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm.
Theo Bộ trưởng GD&ĐT, tỉ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam trên dưới 4%. Nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi này, tỷ lệ không quá lớn (năm 2017 gần 3% đến 4,5%, chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động). Đây cũng là tình trạng chung của các nước trên thế giới.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.