- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cấm dạy thêm rồi, thầy cô chúng tôi sẽ co ro chết đói!
Thầy cô đâu phải là bậc thánh nhân chỉ ăn uống bằng không khí, cũng không thể hô hào rằng con ơi bố mẹ là giáo viên, con cứ thế tự lớn, chẳng cần phải uống sữa, mặc áo quần gì cả nhé!
Bạc bẽo như nghề… giáo viên
Từ nhỏ, tôi đã từng có giấc mơ lớn lên sẽ là một thầy giáo. Tôi nghĩ đến ngày được đứng trên bục giảng, nghe các em học sinh gọi mình bằng thầy và góp được một phần công sức vào việc đào tạo ra những hiền tài cho đất nước. Giấc mơ đẹp đẽ ấy đã trở thành hiện thực. Nay, tôi là một giáo viên dạy môn Sinh học cấp 3.
Nhưng hiện thực phũ phàng biết bao. Ròng rã sau gần mười năm đứng trên bục giảng, mức lương chính của tôi chỉ vỏn vẹn khoảng 5 triệu. Thời gian dành cho công việc thì nhiều, ngoài việc giảng dạy trên lớp, về nhà tôi còn biết bao nhiêu việc phải làm như chấm bài, soạn bài, điền vào sổ nhận xét học sinh, thực hiện ý tưởng sáng kiến, kinh nghiệm…
Có khi còn gặp những em học sinh “đầu gấu” không có ý thức, thường xuyên vi phạm kỷ luật, cãi lại lời thầy giáo liên miên… Nhưng bị nhắc nhở thì lập tức dọa tung clip lên mạng nếu thầy có trót nhỡ dạy dỗ gì đó. Đạo đức học sinh đang ngày càng xấu đi, còn cả xã hội thì dường như chỉ đợi chờ thầy cô mắc lỗi là lao vào “ném đá” một cách phiến diện.
Tôi trộm nghĩ, nếu mình không đủ tình yêu với nghề, thì có lẽ đã buông xuôi lâu rồi. Nhưng vẫn luôn cố gắng nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn mà nghề giáo mang lại để không ngừng cố gắng. Tôi nhìn vào những gương mặt thơ ngây của các em học sinh ngoan ngoãn, nhìn vào những trang giáo án mới tinh tràn đầy hứng khởi…
Chúng tôi dạy thêm và kiếm tiền dựa trên công sức của mình. |
Nhưng, không dạy thêm lấy gì mà sống?
Tiền lương vợ chồng tháng nào cũng tiêu hết vèo với danh sách chi tiêu dài ngoằng ngoẵng. Mà ngôi nhà chúng tôi ở vẫn là một căn nhà cấp 4 cùng ông bà nội mãi không có tiền tu sửa nói gì đến chuyện xây mới. Nhiều người hẳn sẽ lên tiếng đánh giá tôi quá tham lam khi không biết an phận. Nhưng ước mơ được sống đủ đầy hay làm giàu với một giáo viên là quá phi lý hay sao?
Và nếu như tôi kiếm tiền từ cái nghề của mình bằng cách dạy thêm cũng là quá đáng đến mức phải cấm đoán, bị lên án như là một cái tội rất nặng? Sao xã hội cứ ép chúng tôi phải kiếm tiền bằng những nghề khác, mà không phải là nghề của mình? Cũng đừng lên án việc dạy thêm chỉ vì tiền, khi ai ai trong chúng ta lao động chẳng vì kiếm tiền?
Thầy cô đâu phải là bậc thánh nhân chỉ ăn uống bằng không khí, cũng không thể nói rằng mình là giáo viên nên không phải lo ma chay, lễ tết, mừng đám nọ, đám kia, cũng không thể hô hào rằng con ơi bố mẹ là giáo viên, con cứ thế tự lớn, chẳng cần phải uống sữa, mặc áo quần gì cả nhé!
Những đồng tiền kiếm được bằng việc dạy thêm cũng là từ mồ hôi nước mắt của những người thầy giáo như chúng tôi. Tôi đi dạy hết 5 buổi trong tuần, tranh thủ những buổi vắng tiết hoặc thứ Bảy, Chủ Nhật là dạy thêm cho các em học sinh sắp vào kỳ thi tốt nghiệp, mệt vô cùng nhưng thu nhập thêm cũng chỉ được khoảng 3 triệu một tháng.
Tôi cũng mong được nghỉ ngơi, được về nhà chơi với con và dành thời gian cho gia đình nhiều hơn, nhưng thực sự là vẫn phải mang thân ra đi dạy thêm kiếm tiền. Vì nếu không thì tiền chi tiêu, tiền biếu bố mẹ, tiền lo cho con… cứ quẩn quanh trong đầu không biết lấy đâu ra thì lại càng áp lực hơn. Bớt đi một khoản thu là đồng nghĩa với việc tăng thêm rất nhiều khoản chi phải gồng gánh.
Nên nếu không dạy thêm, gia đình tôi và rất nhiều thầy cô khác sẽ cực kỳ khó khăn. Còn khi nhà nước cứ khăng khăng việc cấm dạy thêm, thì xin hãy nghĩ đến việc tăng lương, cải thiện đời sống cho chúng tôi.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của một giáo viên (Xin được giấu tên).
Theo PNO
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.