- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cay đắng buổi họp "tiền đâu" đầu năm học!
Cô Khánh Ngọc cay đắng khi phải nói lái buổi học đầu tiên thành buổi học...tiền đâu.
Cô Khánh Ngọc cay đắng khi phải nói lái buổi học đầu tiên thành buổi học... tiền đâu.
LTS: Xoay quanh câu chuyện họp phụ huynh đầu năm, cô giáo Khánh Ngọc đã chia sẻ bài viết về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Là phụ huynh chẳng ai thích đi họp phụ huynh đầu năm cho con bởi theo cách nói vui của nhiều người đó là buổi họp “tiền đâu” nhưng đã có con đi học không ai có thể tránh điều này.
Sau màn công bố lý do buổi họp phụ huynh lớp 11 tại một trường Trung học Phổ thông ở Bình Thuận, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh một số thông tin về trường, sau đó đến phần ai cũng chờ đợi và hồi hộp nhất: “Những khoản phải đóng góp đầu năm”.
Một bảng danh sách được liệt kê ra: tiền học phí 600 ngàn; bảo hiểm y tế 511 ngàn; bảo hiểm tai nạn 163 ngàn; ấn phẩm 70 ngàn; vệ sinh 60 ngàn; bảng tên, thẻ 25 ngàn; hội phí (thấp nhất) 250 ngàn; tiền học phụ đạo hai môn Toán và Anh văn 240.000/ tháng.
Chưa lấy ý kiến đã quyết định
Giáo viên thông báo: “Chủ trương của nhà trường năm nay sẽ tổ chức cho học sinh học phụ đạo thêm 2 môn Toán, Anh văn trong trường. Một tuần các em sẽ học một buổi 4 tiết cho 2 môn học phí là 240 ngàn một tháng”.
Một số phụ huynh có ý kiến: “Bắt buộc các em phải đi học hay tự nguyện ai muốn học mới đi?”, nghe thế, thầy giáo chủ nhiệm đã trả lời một cách cương quyết:
“Coi như là bắt buộc bởi đây là nguyện vọng của phụ huynh năm ngoái. Đây cũng là chủ trương của trường nên phải thực hiện”.
Một phụ huynh khác đưa ra ý kiến: “Lẽ ra nhà trường phải tổ chức lấy ý kiến phụ huynh chúng tôi trong năm học này. Ý kiến phụ huynh năm học trước có liên quan gì đâu?”.
Phụ huynh bên cạnh tiếp lời: “Con tôi học giỏi cần được nâng cao mà học chung với cả lớp với đủ mọi trình độ, tôi thấy chẳng được gì”…
Nghe thế, giáo viên nói mình sẽ có ý kiến lên Ban giám hiệu nhà trường.
Nhiều trường lờ đi Thông tư 55
Điều 10, Thông tư 55/2011-BGDĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh nêu rõ:
“Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp”.
Về nguyên tắc, nhà trường phải triển khai lại tinh thần của Thông tư để phụ huynh nắm rõ. Nhưng hầu như các trường đã cố tình lờ đi tinh thần của Thông tư 55 trong cuộc họp phụ huynh để dễ dàng trong việc buộc phụ huynh đóng tiền quỹ hội theo mức mà trường tự quy định.
Khi triển khai cuộc họp, nhiều giáo viên lại nói theo kiểu:
“Năm ngoái trường mình thu mỗi em 200 ngàn quỹ hội nhưng không đủ chi. Năm nay, mỗi học sinh đóng quỹ hội thấp nhất là 250 ngàn đồng. Nếu ai muốn đóng cao hơn cũng được nhưng thấp nhất phải đảm bảo mức sàn nhà trường đưa ra”.
Không thể không đồng ý
Nhiều phụ huynh không đồng tình với việc buộc các em phải đi học phụ đạo 2 môn trong trường cũng như không đồng ý với mức đóng quỹ hội theo kiểu “cào bằng” mà nhà trường đưa ra nhưng phần đông không ai có ý kiến gì.
Không ý kiến chẳng phải họ đồng tình, nhiều người tặc lưỡi “thôi vài trăm ngàn nhịn ăn một tí là có, ý kiến ý cò khéo con mình lại bị để ý thì khổ hơn”.
Không ít phụ huynh nhà nghèo “méo mặt” vì những khoản đóng góp như thế, bởi một gia đình đôi khi có tới vài con đi học.
Có dịp trao đổi với một số giáo viên “vì sao nhà trường không thông qua Thông tư 55 cho phụ huynh nắm?”, có giáo viên thổ lộ: “Mấy năm trước có làm nhưng mức thu không đạt. Có người nộp vài chục, người một trăm… bởi thế đưa ra mức sàn tối thiểu để ai cũng phải đóng”.
Muốn chuyện lạm thu đầu năm chấm dứt đã đến lúc cần dẹp bỏ quy định “đóng góp tự nguyện từ phụ huynh” như Thông tư 55 quy định.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.